logo

Tác giả - Tác phẩm: Sau phút chia li (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)


Sau phút chia li


(Đặng Trần Côn)


I. Tác giả

Tác giả - Tác phẩm: Sau phút chia li

1. Tiểu sử

- Đặng Trần Côn chưa rõ năm sinh, năm mất, quê ở làng Nhân Mục, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội

- Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII

2. Sự nghiệp sáng tác

- Ngoài sáng tác chính là Chinh phụ ngâm, ông còn sáng tác thơ chữ Hán và viết một số bài phú bằng chữ Hán

- Sau khi ra đời, Chinh phụ ngâm khúc được nhiều người diễn Nôm. Bản diễn Nôm này từng được xem là của Đoàn Thị Điểm (1705-1748), một phụ nữ có tài sắc, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho là của Phan Huy Ích


II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời

- Chinh phụ ngâm khúc là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chồng ra chiến trận. Cả bản nguyên tác chữ Hán và bản diễn Nôm được dùng đều là kiệt tác trong lịch sử văn học Việt Nam

- Đoạn trích nói về tâm trạng của người vợ ngay sau phút chia li. Nhan đề do người soạn sách đặt

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (4 câu đầu): Nỗi buồn trống trải của lòng người trước cuộc chia li

- Phần 2 (4 câu tiếp): Nỗi buồn xót xa, quyến luyến

- Phần 3 (còn lại): Nỗi sầu trước cảnh vật rộng lớn

3. Giá trị nội dung

Đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khát kháo hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ

4. Đặc sắc nghệ thuật

- Ngôn từ vô cùng điêu luyện

- Sử dụng phép đối lập tài tình

- Sử dụng nhiều hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng

- Sử dụng điệp ngữ

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021