logo

Soạn bài: Phò giá về kinh (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAi giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Phò giá về kinh siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 7 siêu ngắn sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài trước khi đến lớp và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất

Soạn bài Phò giá về kinh | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1

* Đặc điểm của bài thơ Phò giá về kinh

- Số câu: cả bài gồm 4 câu thơ

- Số chữ: mỗi câu gồm 5 chữ

- Cách hiệp vần: hiệp vần ở các chữ cuối của câu thơ 2 và 4 (quan – san)

Câu 2 

Cả bài thơ có 4 câu, nhưng lại phân chia thành 2 ý thơ rõ ràng

- 2 câu thơ đầu:

+ Ca ngợi chiến công hào hùng của quân và dân ta, đặc biệt là 2 chiến công có sự góp mặt của tác giả, đã đánh đuổi quân xâm lược Mông – Nguyên

+ Khẳng định vị thế, uy quyền và tinh thần chiến đấu quyết chiến quyết thắng của quân ta, hơn thế nữa, với giọng điệu quyết liệt và sử dụng các động từ mạnh “Đoạt”, “cầm”, đã dựng lên một hình ảnh chiến đấu bất khuất, mãnh liệt của quân đội ta trong cuộc chiến quan trọng để giành lại thủ đô

- 2 câu thơ cuối

+ Thể hiện khát vọng thái bình cho dân tộc

+ Lời thúc giục, động viên, đến tất cả con dân nước ta phải dốc hết sức để bảo vệ đất nước và phát triển đất nước.

+ Thể hiện sự quyết tâm mãnh liệt để giữ trọn non sông, đất nước

=> Bài thơ chính là khúc khải hoàn ca hùng tráng, cao đẹp của dân tộc, ca ngợi những chiến công lẫy lừng giành lại non sông và đất nước, từ đó cất lên một bài ca tự hào và tinh thần quyết tâm của toàn dân tộc gìn giữ non sông bảo vệ đất nước, lập nên một quốc gia thái bình, thịnh trị.

Câu 3 

- Sự giống nhau về cách biểu ý và biểu cảm của 2 bài thơ “Phò giá về kinh” và bài thơ “Nam Quốc Sơn” hà là :

+ Đều thể hiện lòng tự hào dân tộc, tự hào về chủ quyền quốc gia

+ Bày tỏ thái độ quyết liệt, và tinh thần chiến đấu hào hùng của quan và dân ta chống lại giặc ngoại xâm

+ Sử dụng các động từ mạnh thể hiện giọng điệu đanh thép, hào hùng, quyết tâm

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, cùng hướng đến xây dựng quốc gia vững mạnh

- Khác nhau:

+ 2 bài thơ được viết theo 2 thê rthơ khác nhau một bài là thất ngôn tứ tuyệt, một bài là ngũ ngôn tứ tuyệt.


Luyện tập

Với cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ đã thể hiện được hào khí đông A của một giai đoạn lịch sử, cụ thể là thời nhà Trần. Đó là tinh thần tự lập, tự cường, lòng yêu nước, khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù. Từ cách nói giản dị đó, giúp những lời thơ có thể dễ đi vào lòng người hơn , đặc biệt cách nói cô đúc, mang đủ nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt. Từ đó những vần thơ, những tình cảm của bài thơ dễ đi vào lòng người đọc hơn.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác