1. Từ “Nó” trong đoạn 1 trỏ Thủy – em gái của Thành nhân vật trong truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”
Từ “nó” trong đoạn văn 2 trỏ con gà trống
Khi đặt 2 từ này trong mỗi ngữ cảnh cụ thể, chúng ta có thể xác định được nghĩa của các từ đó, và đặc biệt là liên hệ với thông tin ở phần trước hoặc sau nó.
2. Từ “Thế” ở đoạn 3 trỏ việc người mẹ giục 2 đứa con chia đồ chơi ra.
Dựa vào các câu, các từ trước, chúng ta có thể xác định được.
3. Từ “Ai” trong bài ca dao dùng để đặt ra một câu hỏi
4. Các từ nó, thế, ai đảm nhiệm các vai trò:
-“ai” trong bài ca dao – chủ ngữ
- “nó” (đoạn 1) – chủ ngữ
- “nó” (đoạn 2) - phụ ngữ cho danh từ
- “thế” – phụ ngữ cho động từ
=>Ghi nhớ: Khái niệm Đại từ: dùng để trỏ người, sự vật hoạt động, tính chất,…được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
* Vai trò ngữ pháp của đại từ
- Chủ ngữ
- Phụ ngữ: cho động từ, danh từ, tính từ.
1. Đại từ dùng để trỏ
a, Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày… trỏ người
b, Các từ bấy nhiêu, bấy trỏ số lượng
c, Các từ vậy, thế để trỏ hoạt động, tính chất
2. Đại từ dùng để hỏi
a, Các đại từ ai, gì để hỏi về người
b, Đại từ bao nhiêu, mấy để hỏi về số lượng
c, Đại từ sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính chất sự việc
Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a.
Ngôi |
Số ít |
Số nhiều |
1 |
Tôi, tớ, ta, mình |
Chúng tôi, chúng ta, chúng mình, chúng tớ |
2 |
Anh, chị, mày, |
Các anh, các chị, chúng mày |
3 |
Nó, hắn |
Bọn nó, chúng nó, bọn hắn |
-Từ “mình” trong ví dụ “cậu giúp mình với nhé” là đại từ trỏ ngôi thứ nhất ( người nói)
-Từ mình trong 2 câu thơ là đại từ trỏ ngôi thứ 2 (người nghe)
Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tìm thêm các ví dụ :
Ông ơi, cháu có quà cho ông ạ
Hôm nay, bà có đến thăm cháu không ạ
Con trật tự nào, để bố làm việc
Cô là bạn cả mẹ cháu ạ?
Cháu đến nhà Dì chơi, những không thấy Dì ở nhà
Cháu chào bác! cháu là bạn cùng lớp của Lan ạ!
Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Các ví dụ:
Ai cũng có thể tham gia đăng kí học thêm
Bao nhiêu khó khăn vất vả, chúng ta cũng sẽ vượt qua
Dù thế nào đi nữa, mẹ vẫn là mẹ của con
Có ra sao thì ra, tôi cũng sẽ không làm lành với Lan trước
Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi, có thể xưng hô : tớ - cậu, mình – bạn =>các cặp từ xưng hô đó thể hiện sự lịch sự và mối quan hệ bạn bè cùng lớp. Còn tùy vào các trường hợp và mức độ thân thiết có thể sử dụng các cặp từ xưng hô khác như : mày – tao ( suồng sã, thân thiết) hoặc tôi – bạn (quan hệ xã giao)
Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Sự khác nhau giữa số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa các từ xưng hô tiếng việt và tiếng Anh
Ngôi |
Tiếng Anh |
Tiếng Việt |
1 |
I, they, we |
Tôi, tao, tớ, ta, chúng ta, chúng tôi, chúng tớ, chúng mình, bọn mình |
2 |
You |
Mày, chúng mày, bọn mày, bọn cậu, các bạn, bạn, |
3 |
She, he it |
Nó, hắn, chúng nó, bọn hắn |
=> Có thể thấy, các từ xưng hô của tiếng Việt đa dạng và nhiều từ xưng hô tiếng Anh, đặc biệt là ở đại từ xưng hô ngôi thứ 2, tiếng Anh chỉ có 1 đại từ là You.
=> Ở tiếng Việt, mỗi đại từ mang một sắc thái biểu cảm khác nhau, sắc thái biểu cảm đó thể hiện rõ rệt thái độ của người nói và đối với người nghe, hoặc người được nói đến, ngoài ra cũng thể hiện các cấp độ quan hệ từ thân thiên, xã giao, suồng sã, hay tôn trọng, còn trong tiếng anh không phân biệt theo sắc thái mà từ đó biểu cảm.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 1