logo

Quá trình tạo lập văn bản


Soạn bài: Quá trình tạo lập văn bản (siêu ngắn)

Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


I. Các bước tạo lập văn bản

1+2. Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản

=> Khi người ta muốn bày tỏ ý kiến, quan điểm, đánh giá, trao đổi về một sự việc, sự vật trong đời sống với người khác hoặc đối với các đơn vị có liên quan.

* Nếu lấy việc viết thư cho ai đó làm ví dụ, thì những yếu tố thôi thúc người viết là

- Thư viết cho ai? (xác định được đối tượng mà người viết hướng đến)

- Viết cái gì? (Người viết phải bày tỏ được những ý kiến muốn trao đổi đối với đối tượng về vấn đề gì, sự việc gì, như thế nào)

- Viết như thế nào? (Đây là phần triển khai các ý theo một trật tự hợp lí, sử dụng các phương thức biểu đạt, ngôn ngữ phù hợp với nội dung sự việc cần được bày tỏ trao đổi)

- Viết để làm gì? (xác định được mục đích viết thư để giải quết việc gì, hay mong muốn điều gì ở đối tượng nhận thư)

3. Sau khi đã xác định được 4 vấn đề nêu trên, chúng ta cần chọn lọc, tổ chức và sắp xếp các ý, các nội dung theo một trật tự nhất định => tạo cho văn bản có tình liên kết (giữa chủ đề, các đoạn văn, các ý) và tạo nên sự mạch lạch thống nhất cho văn bản (văn bản dễ hiểu, có ý rõ ràng)

4. Để văn bản được hoàn chỉnh, không chỉ xác định ý và lập dàn bài mà chúng ta cần thêm các yếu tố sau:

 - Viết đúng chính tả, ngữ pháp

- Dùng từ chính xác

- Sát với bố cục

- Có tính liên kết

- Có mạch lạc    

- Lời văn trong sáng

=> Các yếu tố này được triển khai theo dàn ý đã lập ra trước và để phù hợp với từng thể loại văn bản, tạo ra sự liên kết, mạch lạc thống nhất trong mỗi văn bản, giúp cho việc giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất.

5. Cũng như trong sản xuất có có bước để kiểm tra sản phẩm, văn bản của chúng ta cần được kiểm tra theo các tiêu chí nhất định. Việc kiểm tra là đọc lại toàn bộ văn bản, sửa các lỗi về ngữ pháp, từ ngữ, các ý đã liên kết và hợp lí chưa, câu văn có rõ ý không hình thức trình bày có được rõ ràng không. Việc kiểm ra lại văn bản sẽ là bước quan trọng để đánh giá văn bản có đạt hiệu quả tốt nhất hay không.


II. Luyện tập

Bài 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Lần lượt tự trả lời các câu hỏi trong yêu cầu của bài, so sánh và đối chiếu với các bài văn của mình đã làm để làm rõ các câu hỏi.

Bài 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):  

Nếu trong một văn bản báo cáo kinh nghiệm học tập mà bạn chỉ triển khai 2 ý như trong bài thì chưa đủ, cần điều chỉnh và bổ sung như sau:

Ngoài việc kể việc học của mình và các thành tích của mình đã đạt được, bạn cần rút ra được các kinh nghiệm cho bản thân và để các bạn khác nắm được điều bạn muốn gửi gắm qu bài báo cáo

Văn bản báo cáo về kinh nghiệm học tập, mục đích là để chia sẻ kinh nghiệm học tập của bản thân đến các bạn học sinh khác , chứ không phải chỉ hướng đến các Thầy Cô. Trong văn bản, bạn sử dụng nhân xưng là e thì sẽ sai so với mục đích bài báo cáo. Cần thay thế xưng hô bằng tôi – các bạn

Bài 3 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

a.Muốn tạo văn bản thì trước tiên phải soạn bố cục dưới dạng một dàn bài. Tuy nhiên, dàn bài đó không yêu cầu phải là các câu trọn vẹn, đúng đủ ngữ pháp. Chỉ cần viết ra được các ý chính mà các bnạ muốn triển khai trong văn bản. Ngoài ra, các ý chính đó cần có mối liên hệ với nhau phù hợp với nội dung chủ đề.

b.Muốn phân biệt được các mục lớn nhỏ cần phải đánh dấu bằng kí hiệu. Các bạn có thể đặt các kí hiệu theo tư duy logic của mình, sử dụng các số la mã (I, II) làm ý lớn, sau đó (A, B) là ý nhỏ nằm trong mục lớn, tiếp theo là các mục (a,b,..)

Hoặc các kí hiệu dấu (*) làm mục lớn, sau đó là ý nhỏ đánh dấu bằng kí hiệu (-) và bé hơn là các kí hiệu (+).

Để kiểm tra xem các mục có được sắp xếp đúng chưa, hợp lí chưa thì cần liên hệ với chủ đề của bài. Và các ý phải được sắp xếp theo trật tự theo hình thức về khoảng cách dòng, lùi đầu dòng,…( Các ý lớn được viết ra đầu dòng, các ý nhỏ viết thụt vào so với ý lớn,…)

Bài 4 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

 Thay mặt En –ri- cô viết là thư gửi bố để nói về sự ân hận của mình. Nếu vậy, bức thư đó cần xác định được các ý sau:

Mở đầu: - Thư gửi ai (thư gửi bố)

Thân bài : Các ý được triển khai

 +Thời gian viết thư (hôm nay, con viết thư này….)

 + Nội dung thư là gì : - Sau khi đọc thư của bố, con đã rất xúc động

                                - Con nhớ lại những kỉ niệm về ngày xưa, về mẹ

                               - Con đã nhận ra về hành động sai của mình

                               - Bày tỏ sự ân hận của bản thân

- Kết Bài: Bày tỏ suy nghĩ về lỗi lầm của mình, và lời hứa sửa sai

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác