logo

Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 7 siêu ngắn gọn được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh không phải chuyên Văn tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất.

Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người  | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1

Ý đúng là b và c

- Trong bài ca có 2 phần phần một là các cau hỏi của chàng trai và phần 2 là sự đối đáp của cô gái

-  Chúng ta có thể khẳng định rằng, hình thức đối đáp thường rất phổ biến trong ca dao dân ca, Người ta hát đối đáp với nhau để thể hiện sự khéo léo, hóm hỉnh hài hước, đôi khi là để thi tài, cũng có lúc như lời sự tìm hiểu về tài năng, ứng xử khéo léo của đối phương. Hơn thế nữa, các bài ca thường được đối đáp qua lại trong những lúc người dân đi làm ruộng làm đồng, để gairi tỏa sự mệt mỏi, cũng như thể hiện niềm tin yêu cuộc sống và yêu lao động.

Câu 2

Trong bài ca một, chúng ta thấy, chàng tải và cô gái hỏi đáp nhau về những địa danh và đặc điểm của từng địa danh một.

+ Chàng trai muốn thử thi tài với cô gái về sự hiểu biết và cách thức ứng xử của cô gái

+ Các địa được nhắc đến đều là những nơi gắn liền với lịch sử, văn hóa của Đất nước=> Khi hỏi và đáp như vậy để chứng minh về học vấn, kiến thức của mình về nguồn gốc, về văn hóa lịch sử của quê hương, đất nước của chàng trai và cô gái cũng rất tường tận, cụ thể.

+ Cách thi tài hỏi đáp như vậy, để khẳng định tình yêu quê hương và tự hào về đất nước của chàng trai và cô gái. Chắc hẳn, phải có sự gắn bó bền chặt, tình yêu quê hương sâu thì mới hiểu biết sâu sắc như vậy về quê hương Đất nước mình.

Câu 3

Phân tích cụm từ “rủ nhau” trong bài 2

Đây là cụm từ chúng ta cũng hay gặp trong các bài ca dao dân ca, từ cụm đó chúng ta có thể thấy rằng

+ Hành động rủ: thể hiện mối quan hệ thân thiết giữa các nhóm người

+ Trong số những người được rủ và người rủ ắt hẳn phải đang cùng hướng đến một chủ đề, cùng một phương diện của sự việc.

+ Rủ nhau: có thể là lời rủ của các nhóm người cùng ngang hàng nhau về độ tuổi, về sở thích.

* Các địa danh được nhắc đến đều thuộc về một vùng đất với hàng nghìn năm lịch sử, mang trong mình những dấu ấn văn hóa của dân tộc => Bài ca là lời thể hiện sự tự hào về một đất nước trù phú nền văn hóa văn minh lâu đời tạo nên âm hưởng của dân tộc.

- Các địa danh cùng cộng hưởng tạo nên một bức tranh thơ mộng mà thiêng liêng của sông nước, cây cầu vắt mình trên sông, tháp bút huyền thoại và ngôi chùa thiêng liêng.

*Câu hỏi cuối bài như một lời nhắc nhớ về công ơn những người đã gây dựng lên đất nước cũng như lời dạy các thế hệ phải gìn giữ và xây dựng non sông đất nước.

Câu 4

Xứ Huế được hiện lên với những đường nét, màu sắc thật nên thơ qua hình ảnh con đường “quanh quanh”, qua hình ảnh “non xanh nước biếc” đẹp như tranh họa đồ.Những hình ảnh đó tạo nên sự thơ mộng, nhẹ nhàng với vẻ đẹp của thiên nhiên kết hợp với bàn tay khéo léo của con người Huế.

+ Xứ Huế nhắc nhớ người ta nhớ đến một vùng đất đẹp và thơ mộng vừa có đường nét, vừa có núi có sông, có màu sắc, sự kết hợp đó người ta vẫn thường khen đẹp rằng “như tranh họa đồ”( là vẽ lên bằng đôi tay của những , người nghệ sĩ với bàn tay khéo léo và tâm hồn yêu Huế sâu sắc)

- Đại từ “Ai” là cách phiếm chỉ bất kì đối tượng nào có thể lá chỉ rát nhiều người

- Qua câu thơ “Ai vô xứ Huế thì vô” là một lời mời gọi ngọt ngào dành cho tất cả mọi người có thể vào thăm xứ Huế mộng mơ, xinh đẹp, cũng như những mong muốn khát khao muốn chia sẻ vẻ đẹp của quê hương đất nước mình đến bạn bè bốn phương.

Câu 5

Trong bài 4, sự đặc biệt về từ ngữ của 2 câu đầu là các từ đối lập : bên ni >< bên tê, các đảo ngữ : mênh mông bát ngát và bát ngát mênh mông, các từ láy: mênh mông, bát ngát và lặp lại một số từ

Sự đặc biệt của các từ ngữ tạo ra chiều rộng của cảnh vật, từ các góc độ, và nhấn mạnh về sự rộng lớn của nó. Từ đó, câu văn trở nên nhịp điệu, nhẹ nhàng, vần điệu du dương.

Câu 6

Phân tích hình ảnh cô gái trong 2 câu cuối của bài 4:

Hình ảnh cô gái được so sánh với chẽn lúa đòng đòng (lúa sắp trổ bông), đúng đang độ tuổi mới lớn, vui tươ, hồn nhiên, trẻ trung trong nắng hồng ban mai. Hình ảnh cô thôn nữ đầy sức xuân chính là điểm nhấn giữa cảnh vật bao la của toàn bài ca.

Câu 7 

Trong bài ca 4 , đây là lời của chàng trai. Đây là cách tỏ tình khéo léo của chàng trai, mượn cảnh để khen người, nhìn cảnh vật nhưng bị cuốn hút bởi cô thôn nữ mảnh mai, trẻ trung đầy sức sống.

*Có một cách hiểu khác đây là lời của cô gái. Đó là tâm trạng lo lắng về số phận, về sự nhỏ bé bấp bênh của bản thân (phất phơ) trước thiên nhiên rộng lớn.


Luyện tập

Bài 1 (trang 48 sgk ngữ văn 7 tập 1): 

 Cả 4 bài ca đều sử dụng thể thơ lục bát biến thể (có câu không đủ 6 tiếng, có câu lại hơn 8 tiếng) khác với thể lục bát (1 câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng truyền thống). Cách sử dụng linh hoạt thể thơ lục bát biến thể là để phù hợp với tâm trạng, suy nghĩ cảm xúc của người hát, không muốn bị gò bó, hạn chế bởi các quy luật, giới hạn của thể thơ, nhưng vẫn giữ được những nét nhẹ nhàng, ngọt ngào của thể thơ truyền thồng.

Bài 2 (trang 48 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Tình cảm chung được thể hiện trong 4 bài là tình yêu quê hương, đát nước và con người. Tình cảm đó được thể hiện qua việc ca ngợi và tự hào về những địa danh mang âm hưởng hào hùnng của lịch sử, yêu thương những vùng đất mang trong mình những giá trị văn óa truyền thống tốt đẹp, và tình yêu thương con người đối với nhau, trân trọng và quý mến nhau.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác