logo

Từ láy


Soạn bài: Từ láy (siêu ngắn)

Soạn bài Từ láy | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


I. Các loại từ láy

1. các từ đăm đăm , mếu máo, liêu xiêu

- Giống nhau là: đều được tạo thành từ 2 tiếng, trong 2 tiếng đó có sự gần âm tạo nên âm thanh giống nhau hoặc gần giống nhau.

- Khác nhau :

Đăm đăm : láy toàn bộ

Mếu máo: láy phụ âm đầu

Liêu xiêu: láy phần vần

2. Phân loại từ láy

Láy toàn phần

Láy bộ phận

Ví dụ: đăm đăm,

Láy phụ âm đầu

Láy phần vần

Ví dụ: Mếu máo,  mênh mông

Liêu xiêu, bát ngát

3. Trong trường hợp 2 từ láy bần bật và thăm thẳm không thể viết thành từ láy toàn bộ là bật bật,thẳm thẳm. Bởi bật thẳm đã thể hiện mức độ tối đa, nên nếu chúng ta viết nó thành láy toàn phần thì từ sẽ không có nghĩa. Ngoài ra, về cấu tạo của từ láy, có 1 số trường hợp đặc biệt là tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu để tạo ra sự hài hòa về âm thanh.


II. Nghĩa của từ láy

1. Nghĩa của các từ ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu là những từ mô phỏng âm thanh của con người, con vật, đồ vật trong cuộc sống đời thực.

2. Sự giống nhau của các nhóm từ láy là:

a.Lí nhí, li ti, ti hí: đều gợi liên tưởng về các sự việc, sự vật, hiện tượng, âm thanh nhỏ bé => thuộc loại từ láy bộ phận (láy phần vần)

b.Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh: gợi lên hiện tượng, sự vật không bằng phẳng, không cố định =>thuộc loại từ láy bộ phần (láy phu âm đầu)

3. So sánh nghĩa của các từ gốc và các từ láy được tạo thành từ từ gốc:

- Mềm và đỏ mang tính chất trung tính

- Mềm mại : chỉ mức độ cao hơn mềm , mang ý nhấn mạnh hơn, tạo ra âm thanh hài hòa, dễ nghe

- Đo đỏ: chỉ mức độ chưa đạt tới đỏơn đỏ, mang ý giảm nhẹ tính chất hkhi đọc lên dễ nghe và có sự phối hợp âm thanh.


III. Luyện tập

1.Các từ láy trong đoạn đó là :

a+b

Láy toàn bộ

Láy bộ phận

Bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp

nức nở, tức tởi, rón rén, rực rỡ, ríu ran,

2.Điền thêm các từ để tạo thành các từ láy.

Ló : lấp ló

Nhỏ: nho nhỏ, nhỏ nhắn

Nhức: nhức nhối

Khác: khang khác

Thấp: thâm thấp. thấp thoáng

Chênh: chênh chếch

Ách: anh ách

3.Điền thêm từ vào chỗ trống cho phù hợp trong các ví dụ sau:

-Nhẹ nhàng và nhẹ nhõm

a.Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.

b.Làm xong công việc, nó thở phào nhẹn nhõm như trút được gánh nặng.

-Xấu xí, xấu xa:

a.Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xa của tên phản bội.

b.Bức tranh của nó vẽ nghuệch ngoạc, xấu xí.

-Tan tành, tan tác:

a.Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡ tan tành.

b.Giặc đến, dân làng tan tác mỗi người một ngả.

4. Đặt câu với các từ sau:

- Nhỏ nhắn: Hôm qua, Mẹ Lan tặng Lan một cái cập tóc nhỏ nhắn, xinh xắn rất đẹp.

- Nhỏ nhặt: Mẹ Lan là người rất chu đáo, quan tâm đến tất cả các vấn đề nhỏ nhặt trong gia đình.

- Nhỏ nhẹ: Một cô gái với lúc nào cũng nhỏ nhẹ, khiến bao người có cảm tình với cô.

- Nhỏ nhen: Nhưng người có tính cách nhỏ nhen, thường sẽ không được người khác quý mến.

- Nhỏ nhoi: Điều ước nhỏ nhoi của em tôi, là được đi học giống như bao đứa trẻ khác.

5.Các từ trong bài nêu ra không phải là từ láy mà là các từ ghép đẳng lập. Tuy nhiên chúng có cấu tạo bởi 2 tiếng gần âm, về hình thức thì giống từ láy, nhưng xét về nghĩa thì chúng không phải là các từ láy.

6.Các từ có nghĩa như sau:

-Chiền : có nghĩa là chùa, từ ngữ cổ được người xưa sử dụng.

-Nê: có nghĩa là chán (là từ cổ)

-Rớt: có các nghĩa như bị rớt ra vài giọt, hay trong thi cử thì là thi không đỗ, hoặc những thứ còn sót lại

- Hành: có nghĩa là thực hành, (hoạt động làm theo một việc gì đó đã được học)

Như vậy, các từ đều được giả nghĩa, vậy các từ đó là từ ghép, không phải từ láy.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác