logo

Mạch lạc trong văn bản


Soạn bài: Mạch lạc trong văn bản (siêu ngắn)

Soạn bài Mạch lạc trong văn bản | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản

1. Mạch lạc trong văn bản

a,Mạch lạc có nghĩa gồm các yếu tố

 - Trôi chảy thành dòng, thành mạch

- Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản 

- Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn

b. Sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí chính là biểu hiện của tính mạch lạc trong văn bản. Bởi vì khi các nội dung thống nhất với nhau, locgic và hợp lí về trịnh tự thì lúc đó sẽ thể hiện đầy đủ nhất chủ đề văn bản. 

2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc

a.Trong tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê” Các tình huống chuyện cũng như các chi tiết chuyện được kể đến trong tác phẩm, Nhưng điều mà tác giả muốn nêu bật lên đó là sự chia xa của hai anh em Thành và Thủy. Tuy nhiên, sự chia xa ở đây không xuất phát từ ý niệm chủ quan của Thành và Thủy. Bởi vậy các dữ kiện khác đều bổ sung và rộng cho vấn đề chính. Đặc biệt, tình huống chia đồ chơi đã thể hiện rõ nhất. Vì chính không muốn phải xa nhau, nên việc phải chia đồ chơi cũng dứt khoát được. 

“Sự chia tay” và “những con búp bê” là sự kiện chính trong truyện xuất hiện xuyên suốt và được nhắc đến nhiều nhất trong tác phẩm.Hai anh em Thành và Thủy đóng vai trò là nhân vật chính, trực tiếp và được đặt trong các tình huống truyện.

b. Các từ ngữ: chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia đi, xa nhau, khóc... cứ lặp đi lặp lại trong bài. Một loạt từ ngữ và chi tiết khác biểu thị ý không muốn phân chia cũng lặp đi lặp lại: anh cho em tất, chẳng muốn chia bôi, chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau, không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau... được
liên kết với nhau, thể hiện được chủ đề chính đó là việc phải chia xa và tâm trạng không muốn chia xa của câu chuyện. Đó được gọi là mạch lạc trong văn bản.

c. Trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê", các đoạn văn được nối với nhau bằng nhiều mối quan hệ:

Liên hệ tâm lí : là những đoạn gợi lại kỉ niệm trong quá khứ (gắn bó, yêu thương nhau) và hiện tại thì sắp phải xa nhau => Nỗi buồn, đau đớn về hiện tại

liên hệ không gian: miêu tả không gian ở nhà, ở vường, và không gian ở trường=> Nỗi buồn dường như lan tỏa mọi nơi xoay quanh Thành và Thủy

- Liên hệ thời gian : Thời gian kể về hôm qua và sáng

- Liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản)

                       +Tương đồng: việc chia đồ chơi của hai anh em và mãi không quyết định được nên chia thế nào =>Tương đồng với việc phải chia xa của hai anh em và tâm trạng buồn đau và không muốn phải xa nhau giữa Thành và Thủy.

                       + Tương phản: Đoạn kể về tâm trạng của Thành khi đưa Thủy đến trường đối lập với cảnh vật xung quanh.

=>Mối liên hệ giữa các đoạn ấy diễn ra theo một trình tự, hợp lí và thống nhất với chủ đề.


II. Luyện tập

Câu 1 (trang 32 sgk Văn 7 Tập 1):

a.Phân tích tính mạch lạc của tác phẩm mẹ tôi:

Chủ đề chính: Thông qua lời của người cha trong bức thư gửi cho đứa con của mình, tác phẩm muốn thể hiện một chủ đề thống nhất đó là “Tình yêu thương của bố mẹ là tình yêu cao quý và đáng được trân trọng. Dù bất kì lí do nào, cũng không ai được chà đẹp lên thứ tình cảm thiêng liêng đó. Là phận con cái, chúng ta phải biết ơn công ơn sinh thành, dưỡng dục, hi sinh của bố mẹ.

Các nội dung trong bài được triển khai theo một trình  tự và liên kết với nhau một cách tự nhiên, cụ thể:

+Mở đầu lá thư: Nhân vật tôi nêu lí ra lí do vì sao bố viết thư cho mình

+phần nội dung tiếp theo được nhắc đến lần lượt là : Thái độ giận dữ của bố vì hành động của thiếu lễ độ của con với người mẹ -> Gợi lại những kỉ niệm ngày xưa về sự hi sinh của người mẹ dành cho con ->Chỉ ra những ví dụ để nói về vai trò to lớn và tình yêu của mẹ đối với con -> Khẳng đinh rằng, thật đáng xấu hổ nếu ai chà đạp lên tình cảm đó

+Kết thúc bức thư: lời nói kiên quyết của người bố tỏ đưa ra lời nhắc nhở và căn dặn cho con, “phải xin lỗi mẹ bằng sự chân thành của mình”.

b.Phân tích đoạn văn trong

- Chủ đề: Tác giả miêu tả cảnh sắc của làng quê trong những ngày mùa (Mọi vật được nhuộm bởi những sắc vàng khác nhau, nhưng đều toát lên sự no đủ, tươi mới và yên bình của làng quê)

- Các câu, các đoạn được sắp xếp theo trình tự hợp lí tạo nên sự hấp dẫn cho đoạn văn:

+ Câu mở đầu: Tác giả nêu khái quát chung về cảnh sắc làng quê trong thời điểm mùa đông, cảnh sắc được nhuộm bởi các màu vàng khác nhau (Qua câu này, chúng ta biết được chủ đề tác phẩm muốn nói đến là gì). Đây là sự miêu tả khái quát

+ Các câu tiếp theo: Tác giả bắt đầu triển khai các nội dung làm nổi bật chủ đề :

Thời gian: đêm trước – sáng hôm sau

Các cảnh vật bắt đầu được miêu tả cụ thể : màu vàng xuộm của lúa chín, màu vàng hoe của nắng, màu vàng lịm của quả xoan, màu vàng sẫm của lá mít, màu vàng tươi của tàu đu đủ và lá sắn, màu vàng đốm của buoogf chuối, màu vàng xọng của bụi mía, màu vàng giòn của rơm và thóc, vàng mượt của con gà con chó,màu vàng tươi của rơm mái nhà. => Đây là những biểu hiện khẳng định cho nội dung trong câu mở đầu “làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau”

+ Cách miêu tả của tác giả cũng rất sinh động và khéo léo : miêu tả từ chung đến cụ thể , từ không gian rộng ( ngoài đồng) đến không gian hẹp ( ngoài sân và từng sự vật cụ thể) => Vì vậy, tạo nên sự liền mạch giữa các câu và bổ sung cho nhau =>Tạo cho tác phẩm sự mạch lạc và làm nổi bật chủ đề.

Câu 2 (trang 34 sgk Văn 7 Tập 1):

Dù lí do li hôn của bố mẹ Thành và Thủy không được nhắc đến trong tác phẩm, nhưng không vì thế mà tác phẩm mất đi tính mạch lạc vì :

Chủ đề tác phẩm : Cuộc chia tay không đáng dẫn đến việc Thành và Thủy phải xa nhau ( ảnh hưởng đến tình cảm suy nghĩ của các em)

Trong bài: các nội dung, các đoạn đều tập trung bổ sung làm rõ cho chủ đề chứ không phải giải thích cho vẫn đề li hôn của bố mẹ 2 em.

Sự kiện và nhân vật chính là việc chia đồ chơi, và hai anh em Thành và Thủy, chứ không phải bố mẹ 2 em

Do đó, chỉ cần nói lí do khiến 2 em phải chia xa là vì bố mẹ li hôn, chứ không cần giải thích vì sao bố mẹ 2 em li hôn. Nội dung các đoạn, cách phần đều được liên hệ với nhau hợp lí và thể hiện được chủ đề cũng như giá trị của tác phẩm.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác