logo

Bố cục trong văn bản


Soạn bài: Bố cục trong văn bản (siêu ngắn)

Soạn bài Bố cục trong văn bản | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản

1. Bố cục của văn bản

a. Nếu em muốn viết đơn xin vào Đội TNTP HCM thì nội dung đơn của em phải được trình bày theo một thứ tự nhất định.

Không thể đảo lộn các nội dung với nhau, như không thể đưa lí do xin vào Đội lên trước, sau đó mới ghi họ tên, sống ở đâu,…và cũng thể viết nội dung lời hứa lên trước phần lí do xin vào Đội. => nếu thay đổi, đảo lộn các nội dung, lá đơn của em sẽ không đúng trình tự , các nội dung không logic với nhau.

b. Khi xây dựng văn bản ở bất cứ thể loại văn bản nào chúng ta cũng cần phải quan tâm đến bố cục, vì nếu nội dung văn bản được sắp xếp hợp lí, theo đúng trình tự câu trước, câu sau, nội dung trước nội dung sau thống nhất và liền mạch với nhau sẽ làm cho văn bản trờ nên rành mạch, rõ ràng và đạt hiệu quả giao tiếp cao hơn nơi người đọc (người nghe)

2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản

a.Cả Hai câu chuyện trong bài chưa được sắp xếp theo bố cục rõ ràng. Nội dung còn lộn xộn giữa các câu văn và không tuân theo một trình tự nào cả.

b.Sự bất hợp lí trong câu chuyện chính là sự không logic, cũng như trình tự lộn xộn của các mốc thời gian. Lẽ ra phải giới thiệu về thời gian trước đó Ếch ở dưới giếng trước – là con vật như thế nào –vì sao ra khỏi giếng – tại sao bị trâu dẫm bẹp. Và câu từ đó Trâu trở thành bạn của nhà nông là câu kết luận nhưng không liên quan đến chủ đề câu chuyện. =>Không thể hiện được thông điệp mà tác phẩm muốn gửi gắm, đó là răn dạy và giáo huấn con người.

*Có thể thấy, sự không hợp lí ở 2 câu chuyện là ở chỗ câu chuyện của 2 nhân vật chính, câu mở đầu không giới thiệu về cả 2 nhân vật. Nếu theo nội dung diẽn đạt như vậy, sẽ khiến cho người đọc hiểu sai ý ở các câu văn tiếp theo. Kết thúc đoạn văn, không thể hiện được chủ đề tác phẩm ở câu cuối đoạn. => Không gây được tiếng cười.

c. Theo em, nên sắp xếp lại bố cục các đoạn văn theo trình tự : Mở đầu (nêu vấn đề, đối tượng)- Thân bài (triển khai vẫn đề, làm rõ đối tượng) – Kết bài (kết luận lại vấn đề hay đối tượng)

3. Các phần của bố cục

a.

-Mở bài: Nêu vấn đề hoặc giới thiệu đối tượng (trả lời cho câu hỏi: ai? Cái gì? Con gì? Chuyện gì? ở đâu)

- Thân bài: Triển khai vấn đề, hoặc làm rõ các đặc điểm của đối tượng ( trả lời các câu hỏi: Như thế nào? tại sao? Vì sao?

- Kết bài: khái quát lại vấn đề, kết luận lại về đối tượng (kết quả, thông điệp là gì)

b.

Cẩn phần trong bố cục cần được phân biệt với nhau, và để đạt được hiệu quả giao tiếp, các phần cần được sắp xếp theo đúng trình tự, các phần không được lặp lại nhau, nếu không văn bản sẽ bị tối nghĩa, hoạc không truyền đạt được thông điệp.

c. Nếu nhận xét như vậy là không đúng, bởi 3 phần của bố cục là 3 phần khác nhau hoàn toàn, cần xác định được một cách rõ ràng 3 phần đấy. Nếu như 1trong các phần có sự lặp lại nhau thì người đọc, người nghe sẽ dễ nhàm chán, câu chuyện trở nên dài dòng

tuy nhiên, phải khẳng định rằng, các phần có sự liên kết và tương hỗ lẫn nhau. Phần mở bài sẽ là chìa khóa mở ra phần thân bài (so sánh, giả thích, diễn biến vấn đề) và phần kết luận là phần chốt khóa lại. Tạo ra một quy trình khép kín trong một văn bản hoàn chỉnh.

d. Em không đồng ý với ý kiến đó.

Một văn bản có thu hút, có lôi cuốn hay không thì phải dựa vào một phần hình thức, hình thức rõ ràng và có bố cục đầy đủ thì mới tạo nên 1 văn bản hoàn chỉnh. Trong trường hợp, chúng ta cố tình không cho phần mở bài và kết bài trong văn thì khác gì bỏ đi bìa đầu cuốn sách và cuối của cuốn sách. Nếu bỏ đi phần mở bài rồi, liệu rằng người đọc có đủ kiên nhẫn đọc hết phần nội dung thân bài nếu không có phần giới thiệu hiệu dẫn họ. Còn nếu bỏ phần kết luận, thì người đọc cũng không biết được, cuối cùng, câu chuyện muốn truyền tải thông điệp gì, hay kết quả như thế nào.

Ngoài ra, nếu bỏ 1 trong các phần đi, văn bản mất đi tính cân đói về hình thức cũng như mất đi tính thống nhất chặt chẽ.


II. Luyện tập

Bài 1 (trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 1): Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho logic thì bài viết (lời nói) sẽ đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Ngược lại, nếu không sắp xếp các ý cho hợp lí thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ không hiểu được, không được tiếp nhận.

Ví dụ : Trong một bài thuyết minh về 1 địa điểm du lịch của một hướng dẫn viên du lịch cần đảm bảo các nội dung theo 1 quy trình như sau :

Mở bài : Giới thiệu chung về địa điểm du lịch (tên, ở đâu, là một nơi đẹp hay không đẹp)

Thân bài: triển khai các nội dung :

  + Lịch sử hình thành

+ Đặc điểm địa hìnnh, địa vật

+ Đặc điểm thời tiết

+Thu hút khách du lịch như thế nào

+Khi đến đó sẽ được trải nghiệm những gì

+ Ăn uống, ngủ nghỉ ở đâu

……

Kết luận: Khẳng định những nét đẹp, tiêu biểu và nêu định hướng phát triển du lịch của địa điểm đó.  .

Bài 2 (trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Bố cục văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”

     + Mở bài : Từ đầu… “vì khóc nhiều”: Cách mở đầu bằng việc nêu thẳng vấn đề là ở thời gian hiện tại mẹ Thành và Thủy bảo Thành và Thủy chia đồ chơi,

     + Thân bài: tiếp… “khuân đồ đạc lên xe”: Các nội dung được mở rộng, đó là tái hiện về kỉ niệm của hai em, nói về tình cảm anh em thân thiết. tâm trạng buồn, lưu luyến trong khung cảnh từ nhà đến trường và lúc chia tay cô và các bạn =>tâm trạng trước giờ chia tay của Thành và Thủy.

     + Kết bài (phần còn lại): Cách giải quyết vấn đề của Thủy và lời hứa của Thành => Thể hiện một thông điệp muốn gửi đến người đọc. Dù thế nào đi chăng nữa, tình cảm anh em ruột thịt cần được trân trọng và gìn giữ.

*Bố cục của câu chuyện trên đã khá hợp lí và rành mạch, Các đoạn, các ý được triển khai logic, cùng nhau làm nên một câu chuyện hoàn chình và thống nhất về mặt chủ đề.

*Khi đã nắm rõ được nội dung các phần, và nắm chắc được nội dung câu chuyện, các bạn có thể kể câu chuyện theo cách sắp xếp lại các ý trong chuyện, nhưng vẫn mang nội dung thông điệp và giá trị của tác phẩm.

Bài 3 (trang 30 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Dựa theo bố cục, hình thức của 1 bài báo cáo thì bố cục bài báo cáo của bạn ấy đã đầy đủ các phần và hợp lí. Tuy nhiên trong phần thân bài còn bổ sung thêm các ý để bài báo cáo được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Đặc biệt chủ đề là báo cáo kinh nghiệm học tập, nhưng trong bài của bạn ấy mới chỉ nêu được việc học ở nhà, học ở trường, chưa đúc rút được những kinh nghiệm từ bản thân trong bài báo cáo. Phần thành tích hoạt động Đội và văn nghệ, không liên quan đến chủ đề.

Phần kết bài, cần bổ sung phần kết luận về vấn đề bạn muốn chia sẻ đó là kinh nghiệm học tập như thế nào.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác