logo

Soạn bài: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 7 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất

Soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1

Mỗi bài ca, ca dao được sáng tác, đều mang những ý nghĩa sâu sắc và hướng dến các đối tượng cụ thể, nhằm truyền tải những thông điệp tớ người nghe, người đọc. Trong các bài dân ca , ca dao trong bài, cụ thể như sau:

Bài 1: Đây là những lờ ru của người mẹ, nhằm nhắc nhớ những đứa con phải nhớ đến công ơn sinh thành trời biển, sự vất vả, hi snh nuôi nấng con khôn lớn và tình cảm thiêng liêng của bố mẹ dành cho con.

Bài 2: Đây là những lời tâm sự của một cô gái đi lấy chồng xa. Xa mẹ, xa gia đình, và đặc biệt, hình ảnh người mẹ càng làm cô nhớ đến quê nhà. Bao nhiêu suy nghĩ, nỗi nhớ nhung trong lòng và sự mong ngóng về quê mẹ bấy nhiêu.

Bài 3 : Đây là những lời biết ơn của con cháu đối với ông bà, những người đã để lại cho con cháu những kinh nghiệm quý báu, những kỉ niệm sâu sắc.

Bài 4: Các câu ca thể hiện về tình anh em thắm thiết, gắn kết, đây có lẽ là những lời chia sẻ, tâm sự giữa các anh em trong nhà, hoặc những lời dạy bảo, mong muốn của bố mẹ về tình thân giữa anh em ruột thịt.

Mỗi bài đều có nội dung khác nhau và hướng đến từng đối tượng cụ thể, vì vậy mà chúng ta có thể xác định được nội dung và đối tượng của các bài ca dao, dân ca.

Câu 2 

Tình cảm mà bài 1 muốn thể hiện là : Công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ. Bố mẹ là những người dành hết tình cảm, sự yêu thương, trân quý cho những đứa con. Những tháng ngày vất vả, cực nhọc cũng sẽ qua đi chỉ mong các con sẽ khôn lớn thành người. Đây cũng chính là những tâm sự, hi vọng và khẳng định một tình cảm thiêng liêng sánh bằng núi cao biển rộng.

Cái hay trong bài ca dao, dân ca này:

Ngôn ngữ: Sử dụng các từ tượng hình, giúp người đọc dễ hình dung được nội dung được nhắc đến trong bài

Biện pháp nghệ thuât so sánh: Công cha và nghĩa mẹ với các hình tượng lớn lao cao cả ( núi cao ngất và biển mênh mông).

Thể thơ: Với thể thơ lục bát, vừa có vần điều, vừa có nhịp điệu, các âm sắc trầm bổng, lắng lọng làm câu ca trở nên nhẹ nhàng, ngọt ngào và dễ đi vào lòng người.

Một số câu ca dao, dân ca tương tự :

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ “Hiếu” mới là đạo con”

---------------------------

“Ơn cha nặng lắm ai ơi!

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”

---------------------------

“Ơn cha bóng núi âm thầm

Nghĩa mẹ lặng lẽ nước sông đầu nguồn

Một đời dãi nắng dầm sương

Nuôi con khôn lớn tình thương dạt dào”

Câu 3

Phân tích bài ca dao 2

Nỗi nhớ về mẹ, về hình bóng quê nhà của một cô gái lấy chồng xa lại càng da diết và nghẹn ngào.

Thời gian : Chiều chiều: Đây có lẽ là khoảng thời gian mà cô nhớ về mẹ nhất, có lẽ bởi mỗi chiều đến, mọi việc dần gác lại những bộn bề nhường chỗ cho những suy tư và nỗi buồn man mác. Trong bài ca dao, 2 từ “chiều chiều” cho thấy rằng, không phải chỉ hôm nay,mà có lẽ đã rất nhiều buổi chiều chiều rồi, cô lại mang nặng tâm trạng nhớ mẹ và quê mẹ.

Không gian: “ngõ sau”, tại sao cô gái lại chọn đứng ngõ sau? Chắc chắn, nỗi buồn của cô, nỗi nhớ của cô rất khó diễn tả thành lời. Ngõ sau nơi vắng người qua lại, hình ảnh cô gái hiện lên với sự cô đơn và buồn càng được làm rõ.

Hành động và nỗi niềm : “trông về quê mẹ”. Nỗi nhớ đó như được tích tụ lại chỉ muốn vỡ òa mà vẫn phải kìm nén, cô gái không thể về thăm mẹ, chỉ có thể trông về hướng quê mẹ nơi xa xăm mà gửi nỗi nhớ mong. Sự mong ngón, cùng nỗi nhớ càng da diết khiến lòng cô lại thắt lại “đau chín chiêu”. (nỗi đau đủ mọi bề)

Câu 4 

Nỗi niềm nhớ thương và tôn kính với ông bà được thể hiện qua hành động “ngó lên nuộc lạt mái nhà”, thể hiện sự tôn kính đối với thế hệ bậc cao hơn mình (đó là ông bà)

Sử dụng biện pháp so sánh tăng cấp “bao nhiêu nuộc lạt, thương ông bà bấy nhiêu” => thể hiện mức độ kính trọng càngng được tăng lên

Lối nói đơn giản, sử dụng hình ảnh đời thường

=>Đây chính là những lời ca thể hiện sự biết ơn và tôn kính với ông bà, đã có công ơn tạo dựng, khỏi nguồn cho con cháu.

Câu 5

Tình cảm anh em thân thương được nhắc đến trong bài ca dao là tình cảm gắn bó keo sơn. Những người có cùng chung bố mẹ ruột thịt, cùng chung sống trong một mái nhà, và đặc biệt sự gắn bó như tay với chân không thể thiếu đi, cũng không thể tách rời trong một gia đình.

Qua đó, bài ca là lời nhắn nhủ, lời tâm sự của những người con trong gia đình, phải yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau và cùng có vai trò trách nhiệm với nhau và đối với bố mẹ.

Câu 6 

Biện pháp nghệ thuật được cả 4 bài sử dụng là biện pháp so sánh ( Tạo ra các hình ảnh cụ thể giúp truyền tải nội dung bài rõ ràng hơn)


Luyện tập

Câu 1 (trang 36 sgk Văn 7 Tập 1):

Tình cảm được diễn tả trong cả 4 bài là tình cảm gia đình

Đó là những tình cảm thiêng liêng, trân quý và đáng trân trọng nhất. Tình cảm đó được thể hiện qua tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau . Tình cảm gia đình luôn cần được trân trọng, lưu giữ và phát huy qua các thế hệ.

Câu 2 (trang 36 sgk Văn 7 Tập 1):

Ví dụ :

Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác