logo

Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (ngắn nhất)

Tình yêu quê hương, đất nước, con người là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam. Hãy cũng chúng tôi Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người để hiểu hơn về tình yêu đó nhé


Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Em đồng ý với ý kiến b và ý kiến c

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Vì đây là lời đối đáp giao duyên giữa chàng trai và cô gái, chàng trai miêu tả những địa danh nổi tiếng của vùng Bắc Bộ để thử sự hiểu biết về lịch sử địa lý của cô gái. Chàng trai đã cố tình chọn những địa danh quen thuộc, mục đích là để cô gái có thể dễ dàng trả lời, để từ đó giao duyên, thể hiện tình cảm.

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Phân tích cụm từ " rủ nhau":

- Dùng cho những người bằng tuổi, thân thiết với nhau

- Có chung ý định, hứng thú với việc gì đó

* Nhận xét về cách miêu tả cảnh vật ở bài 2:

- Đều là những địa danh ở Hà Nội trong cùng một khu quần thể

- Không đi vào miêu tả chi tiết mà chỉ liệt kê tên địa danh

* Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên: vẻ đẹp của Thủ đô rất phong phú, không chỉ ở thiên nhiên mà còn là vẻ đẹp của văn hóa, kiến trúc.

* Suy nghĩ về câu hỏi cuối bài: cuối bài ca dao là một câu hỏi tu từ, câu hỏi không dùng để hỏi mà như một lời nhắn nhủ thế hệ hôm nay phải biết ơn ông cha đã hy sinh để gây dựng nên non nước hôm nay. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở chúng ta phải biết lao động cống hiến để giữ gìn và phát triển đất nước không phụ công lao của ông cha ta.

Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

-Cảnh sắc xứ Huế và cách tả: Xứ Huế hiện lên mộng mơ, xanh ngát thơ mộng như một bức tranh

- Đại từ phiếm chỉ “ai” để chỉ nhiều người, không chỉ rõ đối tượng cụ thể. “Ai vô xứ Huế thì vô” như một lời mời tha thiết, tình cảm. Đó là lời mời còn chứa đựng sự tự hào với vẻ đẹp của xứ Huế và sẵn sàng đón chào những ai tới thăm xứ Huế.

Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hai dòng thơ đầu bài 4 có những đặc biệt về từ ngữ như:

- Thể thơ lục bát biến thể: Hai dòng thơ đầu có dung lượng từ ngữ nhiều hơn so với thơ lục bát thông thường. Đặc điểm thể thơ lục bát là câu đầu 6 tiếng, câu 2 là 8 tiếng nhưng cả 2 câu thơ đầu cúa bài 4 đều là 12 tiếng.

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc như: điệp ngữ kết hợp đối và đảo ngữ: ni-tê, bát ngát mênh mông-mênh mông bát ngát,...

Ý nghĩa: Nhấn mạnh sự bao la rộng lớn của không gian đồng ruộng.

Câu 6 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

  • Hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4:

+ Cô gái đang tuổi xuân sắc, tươi trẻ mơn mởn “như trẽn lúa đòng đòng”

+ Vẻ đẹp của cô gái như hòa cùng và tô điểm cho vẻ đẹp của non sông gấm vóc “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”

Câu 7 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

  • Bài 4 là lời của cô gái khi đi làm đồng, trông lúa mà nghĩ đến mình đang độ tuổi đẹp nhất và chuẩn bị lập gia đình
  • Có thể có cách hiểu khác: Đây là lời của chàng trai nói với cô gái, muốn ca ngợi vẻ đẹp của cô gái và muốn thông qua câu ca dao để tỏ tình giao duyên. Đây là cách hiểu hợp lý vì trong ca dao đã có nhiều bài như vậy.

Luyện tập

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bốn bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể. Chỉ có bài ca dao số 2 sử dụng lục bát theo đúng số câu số chữ còn các bài số 1,3,4 số chữ số câu linh hoạt hơn:

- Bài 1: có câu lục nhưng 7 chữ, câu bát nhưng 9, 10 chữ

- Bài 3: Cặp câu lục bát nhưng thiếu câu bát

- Bài 4: có 2 câu 12 chữ

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao: tình yêu thiên nhiên đất nước và niềm tự hào trước vẻ đẹp của cảnh trí quê hương đất nước.


Tổng kết

Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (ngắn nhất)


Các bài viết liên quan nên đọc:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021
/* */ /* */
/*
*/