logo

Soạn bài: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (ngắn nhất)

Để đáp ứng mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 7 ngắn nhất, dễ hiểu, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra


Khái quát tác phẩm

Soạn văn lớp 7: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra  | Ngữ văn 7 ngắn nhất tại TopLoigiai


Đọc - hiểu tác phẩm

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Về thể thơ, Bài "Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra" giống với bài thơ " Nam quốc sơn hà"Một số đặc điểm của thể thơ và được thể hiện qua bài thơ đó là :

- Thể loại bài thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

- Số dòng: 4 dòng.

- Số tiếng: 7 tiếng ở mỗi dòng thơ.

- Luật vần trắc: tiếng 2,4,6,7 ( nhất tam ngũ bất luận/ nhị tứ lục phân minh)

- Gieo vần chân: cuối các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, ( bài thơ gieo vần chân cuối câu 1, 2, 4 yên-biên-điền)

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Cụm từ “nửa như có nửa như không” có nghĩa là lúc ẩn lúc hiện, lúc rõ thấy lúc lại mờ ảo

- Quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ 2 đó là cảnh chiều tà khi cả làng quê như được bao phủ trong sương khói, mờ ảo lúc ẩn lúc hiện.

Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): 

Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm lúc chiều tà (lúc hoàng hôn). Trong khung cảnh đó gồm những chi tiết như:

- Ánh sáng: Bóng chiều man mác – trời tà, xế chiều chuẩn bị tối

- Âm thanh: mục đồng sáo vẳng – tiếng thổi sáo của những đứa trẻ chăn trâu 

- Màu sắc: làng quê lúc chiều tà được bao phủ bởi sắc trắng: trắng của cánh cò,  trắng của khói sương

- Cảnh vật: cả làng quê như nghỉ ngơi sau ngày dài, trâu trở về nhà, cò trắng từng đôi liệng xuống đồng, làng quê chìm trong sương khói mờ ảo

Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Cảnh tượng buổi chiều được tác giả toát lên vẻ yên bình và với sự xuất hiện của con người làm cho cảnh vật không đìu hiu đượm buồn. Qua đó có thể thấy tác giả là người gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.

Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Đặt vào vị trí của tác giả là một nhà vua ta càng thấy được sự gần gũi và tình cảm sâu sắc mà tác giả dành cho quê hương đất nước. Từ đó có thể thấy rằng thời nhà Trần có những vị vua không chỉ anh minh lỗi lạc mà còn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.


Luyện tập

Khi chiều hoàng hôn đã buông xuống, phủ khắp trên quê hương một màn sương khói mờ ảo cũng là lúc những đứa trẻ dắt trâu về nhà. Trên lưng những con trâu tiếng sáo vẫn văng vẳng giữa không gian tịch mịch. Phía xa xa là những đôi cò trắng đang chao liệng xuống cánh đồng xanh. Đó là một cảnh tượng nên thơ, bình dị mà ta có thể thường xuyên bắt gặp nơi thôn quê thời xưa. 


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021