logo

Dàn ý phân tích bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra


Dàn ý phân tích bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra


(Trần Nhân Tông)


Dàn ý:

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Trần Nhân Tông

- Giới thiệu bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ,…)

II. Thân bài

1. Hai câu thơ đầu

- Thời gian: buổi chiều tà, sắp về tối

- Không gian: trước xóm sau thôn – khung cảnh làng quê Việt Nam

- Cảnh vật: “bán vô bán hữu” - phong cảnh mờ ảo, vừa như có lại vừa như không có, vừa thực, lại vừa không có thực gợi nên quang cảnh làng quê yên bình đang mờ trong sương khói, cảnh vừa có nét thực vừa có nét ảo

⇒ Bức tranh thiên nhiên độc đáo, mơ hồ như một bức tranh

2. Hai câu còn lại

- Cảnh vật hiện lên nơi làng quê trong buổi chiều tà mờ ảo:

+ Đàn trâu trở về

+ Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng

⇒ Cảnh vật bình dị, gần gũi, quen thuộc với làng quê Việt Nam

- Âm thanh: sáo vẳng – tiếng sao văng vẳng đâu đó nơi chốn làng quê

⇒ Bức tranh làng quê thanh bình, yên ả và nên thơ

⇒ Giữa khung cảnh làng quê ấy, tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: bức tranh làng quê trầm lặng, thanh bình, nên thơ và vè đẹp tâm hồn của tác giả

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nhịp thơ êm đềm, ngôn ngữ miêu tả mang màu sắc hội họa…

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021