logo

Phân tích đánh giá vẻ đẹp bài thơ “Thuật hứng” - Nguyễn Trãi

Bài thơ “Thuật hứng” thể hiện lối sống yên bình, thanh cao của Nguyễn Trãi khi từ bỏ trốn hư vinh, thị phi để về với vùng quê thành bình, nhàn hạ. Bài văn phân tích đánh giá vẻ đẹp bài thơ “Thuật hứng” - Nguyễn Trãi dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như tâm hồn của bậc thi nhân kiệt xuất.


Dàn ý phân tích đánh giá vẻ đẹp bài thơ “Thuật hứng” - Nguyễn Trãi

a, Mở bài

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

b, Thân bài

Phan tích và đánh giá vẻ đẹp của bài thơ xoay quanh cuộc đời của Nguyễn Trãi

- Nguyễn Trãi quả thật là bậc anh hùng tái thế, văn võ song toàn, không màng thị phi, lành dữ.

- Rời xa trốn hư vinh, ông khoan thai, ung dung trước cuộc sống tự o, tự tại.

- Vẻ đẹp con người của bậc thi nhân Nguyễn Trãi

- Tấm lòng trung với nước, hiếu với dân của ông vẫn luôn tồn tại trong mọi hoàn cảnh.

c, Kết bài

Khẳng định, đánh giá về vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi.


Bài văn phân tích đánh giá vẻ đẹp bài thơ “Thuật hứng” - Nguyễn Trãi

      Nguyễn Trãi là một nhà chính trị lỗi lạc, ông còn là nhà văn, nhà thơ kiệt xuất. Ông đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Các tác phẩm của ông thể hiện tư tưởng nhân nghĩa nỗi niềm bâng khuâng, trăn trở về thế thái nhân tình. Không thể không kể đến bài thơ “Thuật hứng” trích “Quốc âm thi tập”.

      Nguyễn Trãi quả thật là bậc anh hùng tái thế, văn võ song toàn. Có lẽ bởi vậy mà ngay từ câu thơ đầu, ông đã ngầm khẳng định điều đó “công danh đã được”.

Công danh đã được hợp về nhàn,

Lành dữ ân chi thế nghị khen

Nhưng trớ trêu thay người hiền tài luôn bị những kẻ tiểu nhân dòm ngó, hãm hại. Ông bị bọn gian thần bày mưu tính kế chèn ép mà người liêm khiết như ông thà chết chứ không chịu khuất phục. Vậy nên ông gạt bỏ công danh để “hợp về nhàn”. Đó phải chăng là quyết định đúng đắn! Câu nói của ông thể hiện rõ thái độ dửng dưng, không quan tâm chuyện thị phi “lành dữ” hay lời khen chê, ông đã sống thật tâm, hết lòng thì đến nay chút lời ra tiếng vào với ông đã chẳng còn quan trọng. Đến đây ta có thể khẳng định chắc chắn đó là quyết định đúng đắn, là khí chất của kẻ sĩ khi đã buông bỏ vòng xoay danh lợi. 

Rời xa trốn hư vinh, ông khoan thai, ung dung trước cuộc sống tự o, tự tại:

Ao cạn vớt bèo cấy muống.

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

Hai câu thơ trên với giọng thơ đủng đỉnh và thể thơ lục ngôn, ta thấy được nhịp sống của ông khi “về nhàn” thật thanh bình, êm dịu. Phép đói “Ao cạn” với “đìa thanh”, “vớt bèo cấy muống” với “phát cỏ ương sen” được vận dụng khéo léo khắc họa được cuộc sống thanh tao, cần mẫn quá đỗi tự hào. Tuy trước làm quan nhưng khi về già không có sơn hào hải vị mà chỉ có “muống”, có “sen”. Ông vẫn giữ mãi cái thanh liêm thưở nào.

Hai câu thơ tiếp theo càng lột tả rõ nét vẻ đẹp con người của Nguyễn Trãi với ngôn từ cổ điển, đậm đà thi vị:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Trở về chốn quê yên bình, ông lấy “phong”, lấy “nguyệt” làm bạn, lấy “yên”, lấy “hà” làm thú vui. Hỏi thử trên thế gian, mấy ai biết tận hưởng cuộc sống một cách thanh cao, đẹp đẽ như Nguyễn Trãi? Ông không chỉ cảm nhận cuộc sống bằng mắt thường, ông hòa mình vào chúng để tận hưởng, để thấy mùa thu như một nhà kho chứa đầy ắp gió trăng. Con thuyền của bậc thi nhân vốn chỉ trở khói ráng nay cũng phải lằn mình lại những chiếc thang thuyền. Có thể thấy tâm hồn thanh tao vẫn còn đó nhưng nay nó còn được hấp thụ thêm nét phóng khoáng, tự do của Ức Trai chan hòa với thiên nhiên, cây cỏ.

Tuy đã về với đồng, với cỏ thế nhưng tấm lòng trung với nước, hiếu với dân của ông vẫn luôn hiện hữu và được thổ lộ ở hai câu kết:

Bui có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

Theo tiếng cổ, “bui” có nghĩa là “chỉ”. Nguyễn Trãi bộc lộ lòng trung hiếu, một lòng của mình đối với giang sơn và với bậc cha mẹ của mình. Tấm lòng son đó mãi trường tồn, thủy chung để dù có mài đi cũng không khuyết, có nhuộm màu cũng chẳng đen, chẳng hề vẩn đục. Câu thơ cuối sử dụng hai vế đối như một lời thề chắc nịc của chính ông với đất nước, với vua và đấng sinh thành.

      Bài thơ “Thuật hứng” với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, nhưng không kém phần thanh cao. Nó là lời bày tỏ tình cảm cao đẹp của ông với cuộc đời nhàn hạ, thanh bạc mà không một lần quên nghĩ về nghĩa tử với nước với dân, nghĩ về tấm lòng trung hiếu. Quả thật, Nguyễn Trãi hoàn toàn xứng đáng với lời ngợi ca của vua Lê Thánh Tông đã dành cho ông: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”.

>>> Tham khảo: Trình bày cảm nhận của anh/chị về lối sống thanh nhàn của tác giả qua bài thơ Thuật Hứng 24

------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn Phân tích đánh giá vẻ đẹp bài thơ “Thuật hứng” - Nguyễn Trãi. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể có được thêm nhiều kiến thức cho mình và học tập tốt nhé!

icon-date
Xuất bản : 11/02/2023 - Cập nhật : 03/07/2023