logo

Phân tích bài thơ Đường đi học của Nguyễn Ngọc Hưng

Con đường đi học luôn là con đường gắn bó thân thiết với bao nhiêu thế hệ học sinh, ngày ngày cắp sách tới trường. Dưới đây là bài văn mẫu Phân tích bài thơ Đường đi học của Nguyễn Ngọc Hưng. Mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây. 


Dàn ý Phân tích bài thơ Đường đi học của Nguyễn Ngọc Hưng

 Mở bài: 

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Ngọc Hưng.

Giới thiệu về bài thơ Đường đi học.

Thân bài: 

Phân tích bài thơ Đường đi học của Nguyễn Ngọc Hưng

Phân tích theo bố cục bài thơ. 

Phần 1: 3 khổ thơ đầu tiên: Miêu tả con đường đến trường trong kí ức của tác giả. 

Phần 2: 3 khổ thơ cuối,  lời tâm sự và lòng biết ơn đối với mẹ của tác giả.

Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, đại từ nhân xưng. 

Kết bài.

Khái quát lại nội dung bài thơ.


Phân tích bài thơ Đường đi học của Nguyễn Ngọc Hưng

      Con đường tới trường, có lẽ là con đường mà chúng ta thường nhớ nhất, đi lại nhiều nhất của những năm tháng còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Con đường đó gắn bó và cùng trải qua với các thế hệ học sinh, những trưa hè nóng bức đạp xe đi học, những ngày mùa đông gió lạnh hay cả những lúc cùng chúng bạn trêu đùa nhau trên đường đi học. Tất cả những kỉ niệm đó sẽ làm chúng ta nhớ mãi. Trong kho tàng văn học, thơ ca Việt Nam rất nhiều tác phẩm hay viết về con đường đi học, trong đó nổi bật lên đó là tác phẩm Đường đi học của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng. 

      Tác giả Nguyễn Ngọc Hưng sinh năm 1960, ông là tác giả của nhiều tập thơ được xuất bản tại Việt Nam. Ông được đánh giá là một nhà thơ lạc quan, yêu đời, dũng cảm vượt lên số phận. Thơ của ông chân thật, gần gũi và chứa đựng tình cảm. Bài thơ là những kí ức của tác giả về con đường đi học thời thơ ấu và qua đó cũng thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đối với mẹ của mình.

 

Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó

Đường dẫn con đi suốt tuổi thơ mình

Nhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏ

Vui rập rờn theo những cánh bướm xinh…

 

Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược

Manh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoe

Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót

Chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe

 

Ôi! thương quá cái thời cơm cõng củ

Lén nhìn con cạo rá mẹ thở dài

Bữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạt

Túc tắc rồi con cũng lớn như ai

 

Thêm một tuổi là con thêm một lớp

Bước dài hơn, đi đứng chững chạc hơn

Con đường cũ mở ra nhiều lối mới

Cánh bướm xưa vẫn bay kượn chập chờn.

 

Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọc

Chợt xênh xang chợt heo hút dặm mòn

Đường đi học vẫn là đường đẹp nhất

Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con !

      Ba khổ thơ đầu tiên là những kí ức của tác giả về con đường đi học. Ngay từ câu mở đầu tác giả đã cho chúng ta thấy hình ảnh con đường tới trường khúc khuỷu, quanh co như ruột dê, ổ gà, ổ chó. 

Phân tích bài thơ Đường đi học của Nguyễn Ngọc Hưng

 

Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó

Đường dẫn con đi suốt tuổi thơ mình

Nhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏ

Vui rập rờn theo những cánh bướm xinh…

 

      Con đường tới trường mà tác giả nhắc đến quanh co, khúc khuỷu, vòng vèo. Con đường này chắc có lẽ vẫn là một con đường đất, với những ổ gà, ổ chó. Nếu không đi cẩn thận thì sẽ ngã ngay vào những ổ này. Con đường này dẫn tác giả đi tới trường suốt tuổi thơ của mình. Ngày ngày cắp sách, đạp xe trên con đường mòn quanh co đó. Cũng chính vì lí do ngày nào cũng đi đi lại lại con đường này mà tác giả cứ nhớ mãi không thể quên. Và bất cứ ai trong chúng ta cũng vậy, cũng có một đường để nhớ. Sau này khi có lớn lên, mỗi khi đi qua đoạn đường đó, những kỉ niệm, những người bạn dường như cũng xuất hiện thoáng qua trong kí ức của mỗi chúng ta. Con đường tới trường này không phải là con đường bằng xi măng hay nhựa đi mượt màng mà trên con đường này còn đầy những gai góc, nhưng lại được điểm thêm hoa và cỏ ở hai bên đường. Có khi đang đi học trên đường mà bỏ cả xe dừng lại để hái bông hoa, cài lên xe. Con đường tới trường lú nào cũng là con đường đẹp nhất và gần gũi nhất. Ở câu thơ cuối của đoạn xuất hiện hình ảnh những chú bướm xinh xinh, tuổi thơ luôn là quãng thời gian, vui vẻ và hồn nhiên nhất. Hái hoa bắt bướm có khi muộn cả học, những vẫn rất vui. 

 

Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược

Manh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoe

Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót

Chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe

 

      Mở đầu là cụm từ “mười cây số”, cụm từ này để chỉ đoạn đường mà tác giả đạp xe đi học. Con đường mười cây số là đoạn đường dài, đã vậy còn khúc khuỷu, ổ gà, ổ chó cho ta thấy con đường đi học không dễ dàng mà cũng gặp những khó khăn. Bốn mùa quanh năm đạp xe xuôi ngược đi đi về về. Dù có xa những vẫn rất kiên trì và tìm thấy niềm vui trên đoạn đường đó. Mưa và nắng làm bạc cả áo của tác giả, nắng gió, mua bay đủ cả. Chiếc áo trường cũng vì vậy mà bạc theo năm tháng. Những cái nắng chói chang của mùa hè làm mái tóc đen cũng ngả ngả sang màu hoe hoe. Những khó khăn là vậy nhưng cũng không đủ sức để ngăn cản được sự hồn nhiên, lạc quan của tác giả trên đường tới trường. Tuổi học sinh luôn hồn nhiên và yêu đời như vậy, sự vô tư là điểm đặc biệt của lứa tuổi học sinh. Những buổi chiều muộn đạp xe thong dong trên con đường, vô tư, hồn nhiên. Xuất hiện hình ảnh những con đom đóm lập lòe, trông thật lung linh và đẹp làm sao. 

 

Ôi! thương quá cái thời cơm cõng củ

Lén nhìn con cạo rá mẹ thở dài

Bữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạt

Túc tắc rồi con cũng lớn như ai

 

     Mở đầu là câu cảm thán “ôi” tác giả thốt từ tận đáy lòng mình lên. Tác giả nhớ về những kí ức khi đó, khi còn đang sống ở cái thời nghèo khổ, nấu cơm nhưng củ khoai củ sắn thì nhiều hơn cơm. Tác giả nhớ lại và cảm thấy thương cho sự nghèo khó khi đó. Mỗi ngày bữa cháo, bữa rau qua ngày, ăn chẳng đủ no, cháo rau qua ngày nhưng rồi cũng lớn như bao người khác. Thiếu thốn là vậy nhưng rồi cũng lớn khôn, không còn những ngày thong dong, vô tư trên đường đi học như trước. 

     Hai khổ thơ cuối là những lời tâm sự và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ của mình. 

 

Thêm một tuổi là con thêm một lớp

Bước dài hơn, đi đứng chững chạc hơn

Con đường cũ mở ra nhiều lối mới

Cánh bướm xưa vẫn bay lượn chập chờn.

 

Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọc

Chợt xênh xang chợt heo hút dặm mòn

Đường đi học vẫn là đường đẹp nhất

Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con !

 

      Mỗi năm qua đi chúng ta lại thêm một tuổi, lại lên một lớp trên cao hơn, con người cũng cao lớn hơn. Những bước chân cũng vững chắc hơn, trưởng thành hơn. Con đường khi xưa chỉ biết đi đến trường và trở về nhà giờ đây đã mở ra nhiều lối rẽ hơn, nhiều đường đi khác lạ hơn. Con đường vẫn vậy, vẫn có những cánh bướm chập chờn, những bông hoa, bụi có ven đường. Nhưng con người chúng ta đã lớn, đã trưởng thành hơn, không còn những ngày tháng vô tư, hái hoa, bắt bướm. 

      Đường đời tuy rộng mở, ngả ngang, ngả dọc nhưng lại chứa đựng những lo âu, muộn phiền của tuổi trưởng thành. Từ láy “ xênh xang, heo hút” cho ta thấy sự lênh đênh, của con đường đời. Tác giả khẳng định con đường đi học là con đường đẹp nhất, chẳng có con đường nào đẹp hơn bởi lẽ đi học chúng ta có bố mẹ nuôi dưỡng, bao bọc. Khi lớn lên rồi phải tự mình gánh vác, tự mình bon chen với cuộc sống ngoài kia. 

      Câu thơ cuối của bài thơ: 

“Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con !”

      Câu thơ thể hiện lòng biết ơn, tình yêu của tác giả đối với mẹ của mình. Dù có ra sao đi chăng nữa thì mẹ vẫn luôn chờ đợi người con trở về để yêu thương, chở che. Người con cũng cảm thấy nhẹ lòng hơn khi có mẹ vẫn đợi ở nhà. 

      Bài thơ Đường đi học là một bài thơ hay. Bài thơ đã cho chúng ta thấy con đường đi học mới đẹp làm sao, dù có những vất vả trên đường đi học nhưng với tuổi ấu thơ hồn nhiên thì những vất vả đó chẳng là gì, dễ dàng vượt qua. Bài thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với mẹ của mình. Người luôn chờ đợi những đứa con trở về sau những vất vả, lao đao của cuộc sống ngoài kia. 

----------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã mang đến cho các bạn bài văn mẫu Phân tích bài thơ Đường đi học của Nguyễn Ngọc Hưng. Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Mời các bạn đến với bài tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 06/03/2023 - Cập nhật : 14/07/2023