logo

Top 11 bài Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích hình ảnh hàng rào trong truyện ngắn một chuyện đùa nho nhỏ

icon_facebook

Tổng hợp Top 11 bài Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích hình ảnh hàng rào trong truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ ngắn gọn, hay nhất, giúp các bạn học tốt bộ môn Ngữ văn. 


Phân tích hình ảnh hàng rào trong truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ - Mẫu số 1

Hình ảnh "hàng rào" trong truyện ngắn "Một truyện đùa nho nhỏ" là một biểu tượng đặc biệt. Nó tượng trưng cho sự cách biệt giữa nhân vật tôi và Na-đi-a, đồng thời cũng thể hiện sự khép kín của Na-đi-a. Cô ấy đã trải qua những cảm xúc đau đớn, buồn bã và không muốn mở lòng ra. Tuy nhiên, nhân vật tôi vẫn muốn nói lên lời tình yêu cuối cùng của mình "Na-đi-a, anh yêu em!" và cô ấy vẫn nghe thấy điều đó. Hàng rào này cho thấy sự khép kín của Na-đi-a, chứ không phải là hoàn toàn đóng kín. Tuy nhiên, nó vẫn là một rào cản ngăn cách hai con người, không cho phép họ kết nối và chạm vào nhau, dù có ở trong cùng một không gian địa lí.


Phân tích hình ảnh hàng rào trong truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ - Mẫu số 2

Hình ảnh "hàng rào" ngăn cách giữa khu vườn nhà nhân vật tôi và sân nhà của Na-đi-a như một bức tường ngăn cách họ không thể đến gần nhau. Chắc do sợ không dám đứng trước mặt thổ lộ, nên nhân vật tôi đã chọn lời yêu thương được thổi đi trong tiếng gió. Na-đi-a muốn nhận được lời tỏ tình từ nhân vật tôi, nhưng anh ta lại không thể làm điều đó. Hàng rào đã báo trước cho chúng ta biết về kết cục không thể tránh khỏi giữa hai người. Họ sẽ không thể đến được với nhau và sẽ phải chia xa dù rất gần nhau. Nhân vật tôi đứng đối diện với Na-đi-a qua hàng rào, đầy đau khổ và buồn bã. Người đọc không thể không tiếc nuối cho tình cảm giữa hai nhân vật này. Họ rõ ràng đều có tình cảm với nhau, nhưng không ai dám thổ lộ, dẫn đến kết cục không thể thành đôi. Vì vậy, khi cô Na-đi-a đã kết hôn và có hạnh phúc riêng của mình, nhân vật tôi vẫn cảm thấy rất nhiều cảm xúc phức tạp và rối ren. Một hình ảnh nhỏ đã đưa ta vào suy nghĩ về diễn biến tâm lý của hai nhân vật trong câu chuyện.


Phân tích hình ảnh hàng rào trong truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ - Mẫu số 3

Trong đoạn kết của truyện ngắn "Một chuyện đùa nho nhỏ", "Hàng rào" xuất hiện như một biểu tượng của sự rào cản và ngăn cách. Từ một rào cản vật chất, nó trở thành một rào cản tinh thần. Hình ảnh "hàng rào có đinh nhọn" tượng trưng cho sự cản trở và ngăn cách giữa hai nhân vật. Nhưng hành động "nhìn qua khe hở" và gửi lời tình cuối cùng của nhân vật chính đã cho thấy sự khát khao giao cảm của họ. Tuy nhiên, tình cảm của họ vẫn chưa đủ mạnh để phá bỏ những rào cản ngăn cách. Một người không tin tưởng vào tình cảm của mình, thiếu sự đồng cảm, và một người băn khoăn, trăn trở về tình cảm của đối phương. Do đó, họ đã mất đi tình yêu của mình. "Hàng rào" chỉ là một biểu tượng cho thấy rằng giữa họ đang thiếu sợi dây kết nối là sự thấu hiểu, đồng cảm và yêu thương.


Phân tích hình ảnh hàng rào trong truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ - Mẫu số 4

Trong câu chuyện, hình ảnh của "hàng rào" được coi là một yếu tố quan trọng và biểu tượng cho sự ngăn cách giữa hai tâm hồn của hai nhân vật. Khi nhân vật "tôi" đang chuẩn bị rời khỏi Pê-téc-bua, trước khi nói lời tình yêu của mình đến Na-đi-a, anh ta đứng nhìn cô qua khe hở của hàng rào cao có những đinh nhọn. Trò đùa "Na-đi-a, anh yêu em!" được anh ta bày ra khi hai người trượt tuyết cũng là một cách để anh ta thể hiện tình cảm của mình với cô, nhưng hình ảnh của "hàng rào" đã ngăn cản anh ta và Na-đi-a tiến đến gần nhau hơn.

Một lần cuối, trước khi anh ta rời đi, anh ta đã sử dụng hàng rào đó và lời nói theo gió để gửi lời tạm biệt và tình yêu của mình đến Na-đi-a. Tuy chỉ là một chi tiết nhỏ, nhưng hình ảnh của "hàng rào" mang ý nghĩa lớn trong câu chuyện, vì nó là một liên kết giữa sự thay đổi tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa của họ.


Phân tích hình ảnh hàng rào trong truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ - Mẫu số 5

Trong câu chuyện ngắn "Một chuyện đùa nho nhỏ", tác giả sử dụng hình ảnh của một hàng rào trong cảnh chia tay để tượng trưng cho sự ngăn cách và rào cản. Ban đầu, rào cản là vật chất của hoàn cảnh, nhưng sau đó trở thành một rào cản tinh thần trong quan hệ giữa hai nhân vật. Hàng rào có đinh nhọn là biểu tượng cho sự ngăn cản, gây khó khăn cho mối quan hệ giữa hai nhân vật. Tuy nhiên, hành động của nhân vật tôi khi ghé nhìn qua khe hở và gửi lời theo gió đã thể hiện khát khao giao cảm của cả hai. Mặc dù vậy, tình cảm của họ vẫn chưa đủ trọn vẹn để vượt qua những rào cản đang ngăn cách họ. Một người không tin tưởng vào tình cảm của mình và thiếu sự đồng cảm, trong khi người kia lo lắng và trăn trở về tình cảm của đối phương. Chính vì vậy, họ đã mất đi tình yêu của mình. Hàng rào chỉ là một biểu tượng cho thấy sự thiếu sót của họ trong mối quan hệ, đó là thiếu sự thấu hiểu, đồng cảm và tình yêu thương.


Phân tích hình ảnh hàng rào trong truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ - Mẫu số 6

"Một chuyện đùa nho nhỏ" là một trong những truyện ngắn nổi bật của nhà văn người Nga Sê-khốp. Ở gần cuối tác phẩm này, tác giả có nhắc tới chi tiết "hàng rào cao có đinh nhọn", ngăn giữa khu vườn nhà "tôi" và sân nhà Na-đi-a. Tưởng như hình ảnh "hàng rào" chỉ đơn thuần gợi tả sự ngăn cách hai địa điểm nhưng lại không hề đơn giản như vậy. Từ hình ảnh ấy, Sê-khốp khéo léo khắc họa sự cách trở về tâm hồn, tình cảnh của nhân vật "tôi" và Na-đi-a. Sau khi biến những lời yêu thương thành trò đùa, "tôi" phải đối diện với hiện thực phũ phàng. Giờ đây, hai người giống như kẻ xa lạ. "Tôi" chỉ dám đứng gần hàng rào rồi ghé mắt qua khe hở để nhìn Na-đi-a. "Tôi" vẫn phải mượn tiếng gió thổi, thì thào nói câu "Na-đi-a, anh yêu em!". Có thể thấy, hàng rào chính là nơi mà "tôi" bày tỏ sự giao cảm, đồng điệu trong tình yêu với Na-đi-a.


Phân tích hình ảnh hàng rào trong truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ - Mẫu số 7

Nhà văn Sê-khốp thật tài tình khi miêu tả hình ảnh "hàng rào" ở gần cuối truyện ngắn "Một chuyện đùa nho nhỏ". Hình ảnh chỉ xuất hiện một cách thoáng qua nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc. Đầu tiên, mượn hình ảnh "hàng rào", Sê-khốp khéo léo đề cập tới tình cảnh của nhân vật "tôi" và Na-đi-a. Giờ đây, cả hai người không đi trượt tuyết trên đồi nữa, "tôi" cũng sắp phải đi Pê-téc-bua. Tiếp đến, hàng rào giống như những rào cản, ngăn cách tâm hồn của cả hai. Sau tất cả, "tôi" đã đánh mất cơ hội chạm tay tới hạnh phúc, Na-đi-a thì rối ren trong bốn tiếng "Na-đi-a, anh yêu em" ấy. Có thể thấy, hình ảnh "hàng rào" đã góp phần quan trọng trong việc làm nổi bật chủ đề tác phẩm: sự chân thành của lời yêu thương và khát vọng hạnh phúc.


Phân tích hình ảnh hàng rào trong truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ - Mẫu số 8

Hình ảnh “hàng rào” trong câu chuyện là một mấu chốt quan trọng, là một hình ảnh biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật. Sau khi bày ra trò đùa nói câu “Na-đi-a, anh yêu em!” mỗi khi đi trượt tuyết, nhân vật “tôi” trước khi phải đi Pê-téc-bua đã đứng nhìn Na-đi-a qua khe hở của hàng rào cao có đinh nhọn, anh chàng đã bày ra trò đùa nho nhỏ ấy như một cách để anh bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a, câu nói theo gió bay đến với nàng Na-đi-a thế nhưng chính nhân vật “tôi” cũng bị thiệt thòi bởi trò đùa đó. Một lần cuối, cũng qua hàng rào ấy mà nhân vật “tôi” đã nhờ gió gửi đến nàng Na-đi-a câu nói “anh yêu em” như lời chào tạm biệt nàng vậy. Hình ảnh “hàng rào” tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong câu chuyện như một mắt xích để người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy.


Phân tích hình ảnh hàng rào trong truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ - Mẫu số 9

Hàng rào xuất hiện trong cảnh chia tay ở đoạn cuối truyện ngắn “Một chuyện đùa nho nhỏ” là biểu tượng của sự rào cản, ngăn cách. Từ rào cản vật chất của hoàn cảnh trở thành rào cản trong tinh thần. Hình ảnh “hàng rào có đinh nhọn” chính là sự cản trở, ngăn cách mối quan hệ giữa hai nhân vật. Nhưng hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật tôi và gửi lời theo gió đã cho thấy khát khao giao cảm của hai nhân vật. Nhưng dẫu sao, tình cảm của họ vẫn chưa đủ trọn vẹn, chưa đủ để phá bỏ những rào cản ngăn cách. Một người không tự tin vào tình cảm của mình, thiếu sự đồng cảm và một người băn khoăn, trăn trở với tình cảm của đối phương. Chính vì vậy, họ đã đánh mất tình yêu của mình. Hàng rào chỉ là một biểu tượng cho thấy giữa họ đang thiếu sợi dây gắn kết đó là sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương.


Phân tích hình ảnh hàng rào trong truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ - Mẫu số 10

An-tôn Sê-khốp là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga, những tác phẩm truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện” và truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ cũng vậy, là một câu chuyện kể về một trò đùa của tác giả với câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” như một cách để tác giả bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a. Hình ảnh “hàng rào” trong câu chuyện là một mấu chốt quan trọng, là một hình ảnh biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật. Sau khi bày ra trò đùa nói câu “Na-đa-a, anh yêu em!” mỗi khi đi trượt tuyết, nhân vật “tôi” trước khi phải đi Pê-téc-bua đã đứng nhìn Na-đi-a qua khe hở của hàng rào cao có đinh nhọn, anh chàng đã bày ra trò đùa nho nhỏ ấy như một cách để anh bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a, câu nói theo gió bay đến với nàng Na-đi-a thế nhưng chính nhân vật “tôi” cũng bị thiệt thòi bởi trò đùa đó. Hình ảnh “hàng rào” ngăn cách khu vườn nhà nhân vật “tôi” với sân nhà nơi Na-đi-a đang đứng nhìn trời với tâm trạng u sầu như một hình ảnh ẩn dụ về bức tường ngăn cách hai nhân vật. Hai con người, hai tâm hồn dù ở cùng một không gian địa lý nhưng lại không chạm được đến nhau, bị ngăn cách bởi một hàng rào mỏng manh. Cũng qua hàng rào ấy mà nhân vật “tôi” đã nhờ gió gửi đến nàng Na-đi-a câu nói “anh yêu em” như một câu nói chào tạm biệt nàng vậy. Người đọc có thể cảm nhận được khi nhân vật “tôi” đứng nhìn Na-đi-a qua hàng rào đã có một tâm trạng đau buồn, khiến ta thấy thương cảm cho số phận hai nhân vật ấy. Hình ảnh “hàng rào” tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong câu chuyện như một mắt xích để người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy.


Phân tích hình ảnh hàng rào trong truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ - Mẫu số 11

Mặc dù chỉ là một chi tiết nhỏ trong truyện ngắn "Một chuyện đùa nho nhỏ" của nhà văn Sê-khốp nhưng hình ảnh "hàng rào" lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc nhớ tới sự ngăn cách giữa "tôi" và Ni-đi-a. Trước hết, đó là những cản trở về tình cảnh, khi hai ngày nữa thôi, "tôi" phải đến Pê-téc-bua và có lẽ sẽ ở đấy suốt đời. Đó còn là những rào cản tâm hồn, tinh thần của hai nhân vật. Sau những lần trêu đùa, cuối cùng, "tôi" cũng tìm được sự đồng điệu với Na-đi-a về ước vọng yêu thương, hạnh phúc. Hành động "ghé nhìn qua khe hở" rồi nói câu "Na-đi-a, anh yêu em là các minh chứng rõ nét để thấy được nghệ thuật tài tình trong văn chương của tác giả.

icon-date
Xuất bản : 09/03/2023 - Cập nhật : 27/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads