logo

Phân tích các biện pháp kích thích nguồn động cơ học tập từ bên ngoài của học sinh. Rút ra những kết luận cần thiết trong dạy học

Câu hỏi: Phân tích các biện pháp kích thích nguồn động cơ học tập từ bên ngoài của học sinh. Rút ra những kết luận cần thiết trong dạy học.

Trả lời:

* Khái niệm:

- Động cơ học tập là những nhân tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực, hứng thú học tập liên tục của người học nhằm đạt kết quả về nhận thức, phát triển nhân cách và hướng tới mục đích học tập đã đề ra

- Động cơ học tập từ bên ngoài là động cơ rất ít liên quan trực tiếp tới hoạt động học tập mà thường do kết quả của hoạt động học tập mang lại: lời khen, phần thưởng, sự trừng phạt, ý thức trách nhiệm..., tóm lại là toàn bộ các phẩm chất tâm lí cá nhân, các trạng thái tâm lí (vui vẻ/ lo âu…) cá nhân và các yêu cầu áp lực từ bên ngoài khi tiến hành hoạt động đều có thể trở thành nguồn ở để tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động của cá nhân

* Phân tích các biện pháp kích thích nguồn động cơ học tập từ bên ngoài của học sinh.

- Kích thích từ bên ngoài bằng việc sử dụng các biện pháp củng cố khen thưởng và​trách phạt

- Củng cố là sự kiện kích thích mà nếu nó xuất hiện trong quan hệ nhất định với phản ứng thì có xu hướng duy trì hay tăng cường phản ứng. Sự khen ngợi có thể là sự củng cố tốt, nếu giáo viên khen ngợi phản ứng đúng đắn của học sinh

- Các loại lịch trình củng cố:

+ Củng cố liên tục

+ Củng cố theo thời gian

+ Củng cố theo tỉ lệ

- Các hình thức củng cố và trách phạt: Có khá nhiều phương pháp để khuyến khích hành vi đúng thông qua các hình thức củng cố: động viên (khen ngợi); sử dụng nguyên tắc Premack; định hướng phân tích, thực hành những hành vi tích cực; sử dụng củng cố tiêu cực và trừng phạt

Phân tích các biện pháp kích thích nguồn động cơ học tập từ bên ngoài của học sinh. Rút ra những kết luận cần thiết trong dạy học

- Giải pháp khen ngợi hay lờ đi có thể rất có ích. Tuy nhiên, không phải bao giờ việc khen ngợi cũng mang lại kết quả tích cực, nếu giáo viên chỉ sử dụng giải pháp này trong mọi trường hợp. Có thể đưa ra một số gợi ý cho việc khen thưởng:

+ Làm cho dễ hiểu và có tính hệ thống khi đưa ra lời khen

+ Khen thưởng đúng hành vi đáng được khen thưởng

+ Xác định những tiêu chuẩn khen thưởng dựa trên năng lực và giới hạn cá nhân

+ Quy sự thành công của học sinh vào sự cố gắng nỗ lực và khả năng của học sinh để tạo sự tin tưởng và lặp lại thành tích

+ Làm cho phần thưởng trở thành củng cố thực sự

- Sự củng cố tiêu cực được đưa ra đối với những hành vi không mong đợi mà kết quả là làm cho hành vi mong đợi được củng cố

- Sự trừng phạt là cần thiết để chấm dứt một hành vi không mong đợi của học sinh

* Kết luận

- Giáo viên phải biết khơi dậy niềm đam mê hứng thú bên trong học sinh đối với chính môn học

- Việc khen thưởng/ trách phạt của giáo viên đối với học sinh cần được thực hiện một cách phù hợp và vừa phải, tránh gây ra hiện tượng “nhờn”

- Giáo viên không nên áp đặt và bắt học sinh phải có hứng thú học tập đối với tất cả các môn học trên lớp. sẽ có những em học sinh cảm thấy hứng thú và có khả năng đối với môn học này hơn môn học kia, giáo viên cần nắm rõ khuynh hướng giảng dạy đúng đắn đối với từng em

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 30/06/2022