logo

Động cơ học tập là gì? Phân tích các loại động cơ học tập của học sinh. Lấy ví dụ minh họa

Câu hỏi: Động cơ học tập là gì? Phân tích các loại động cơ học tập của học sinh. Lấy ví dụ minh họa.

Trả lời:

* Khái niệm: 

Động cơ học tập của học sinh là hợp lực giữa sự thúc đẩy bởi động lực học, trong đó nhu cầu học là cốt lõi với sự hấp dẫn, lôi cuốn của đối tượng học mà học sinh thấy cần chiếm lĩnh để thỏa mãn nhu cầu học của mình

* Các loại Động cơ học tập của học sinh :

- Động cơ đối tượng (động cơ trong): Theo Leonchie đó là đặc trưng hoạt động của con người, cái thúc đẩy con người (động lực) say mê hướng vào đối tượng chính của hoạt động nhằm chiếm lĩnh đối tượng, cải biến đối tượng.

VD​: Đối với hoạt động học tập của học sinh sinh viên đối tượng chính là tri thức và ứng dụng tri thức; đối tượng chính của người thợ là chất lượng sản phẩm và cải tiến sản phẩm...

Động cơ học tập là gì? Phân tích các loại động cơ học tập của học sinh. Lấy ví dụ minh họa

- Động cơ kích thích (động cơ ngoài):

+ Là những kích thích bên ngoài đối tượng (khen, thưởng, lợi ích, tự ái…) cũng có tác động làm cho chủ thể say mê trong hoạt động.

+ Nhưng nếu quá say mê hoạt động vì động cơ kích thích, chủ thể sẽ xa rời động cơ đối tượng, không còn hứng thú hướng về đối tượng để hoạt động hoặc sẽ rất tích cực vì những kích thích bên ngoài đối tượng.

+ Điều đó sẽ dẫn đến chủ thể (nhân cách) dần dần không còn thiết tha với đối tượng. Lúc này, "sự tích cực" sẽ chỉ còn là sự giả dối, chạy theo lợi ích bên ngoài.

VD:​ Nếu là học sinh sinh viên thì có thể có biểu hiện như: học chỉ để thi, học vì bằng cấp, nếu gặp khó khăn thì mua bằng, xin điểm…Ở người thợ, nếu chỉ vì cần có nhiều tiền, ông ta sẽ không còn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, cải tiến sản phẩm, thậm chí có thể làm hàng gian, hàng giả…

- Trong thực tế, động cơ học tập của học sinh sinh viên có nhiều dạng tùy theo những tác động hình thành động cơ học tập

VD: Bố mẹ sẽ thưởng cho con một món quà yêu thích của con nếu con đạt kết quả tốt vào cuối kỳ. Món quà tạo động lực cho con học tập tốt hơn.

* Kết luận:

- Trong môi trường học đường, nhà trường cần có định hướng để học sinh sinh viên hướng đến hình thành động cơ đối tượng, đó là loại động cơ ưu thế giúp học sinh sinh viên hình thành nhân cách. Tuy vậy nhà trường và giáo viên cũng cần coi trọng đúng mức các động cơ kích thích, nhưng không lạm dụng chúng như khen thưởng quá đà, chạy theo thành tích quá mức làm tha hóa động cơ học tập của học sinh sinh viên.

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 30/06/2022