logo

Động cơ học tập là gì? Nêu các biện pháp cơ bản kích thích nguồn động cơ học tập bên trong của học sinh

Câu hỏi: Động cơ học tập là gì? Nêu các biện pháp cơ bản kích thích nguồn động cơ học tập bên trong của học sinh.

Trả lời:

* Khái niệm

Động cơ học tập của học sinh là hợp lực giữa sự thúc đẩy bởi động lực học, trong đó nhu cầu học là cốt lõi với sự hấp dẫn, lôi cuốn của đối tượng học mà học sinh thấy cần chiếm lĩnh để thỏa mãn nhu cầu học của mình

- Động cơ học tập gồm 2 loại: Động cơ học tập bên trong và bên ngoài

- Động cơ học tập bên trong: Là động cơ liên quan trực tiếp đến hoạt động học tập do chính sự tồn tại của hoạt động học tập; nhu cầu học, sự ham hiểu biết,…. đem lại.

- Muốn kích thích nguồn động cơ học tập bên trong của học sinh thì phải tạo được các hoạt động học tập phù hợp với nhu cầu và mong muốn của học sinh.

* Các biện pháp cơ bản kích thích nguồn động cơ học tập bên trong của học sinh:

- Hoàn thiện những yêu cầu cơ bản:

+ Cung cấp một môi trường lớp học có tổ chức

+ Là một người giáo viên luôn quan tâm đến lớp học

+ Giao những bài tập có thử thách nhưng không quá khó

+ Làm cho bài tập trở nên có giá trị với học sinh

- Xây dựng niềm tin và những kỳ vọng tích cực:

+ Bắt đầu công việc ở mức độ vừa sức của học sinh 

+ Làm cho mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể và có thể đạt tới được

+ Nhấn mạnh vào sự so sánh hơn là cạnh tranh

+ Thông báo cho học sinh thấy được rằng năng lực học thuật có thể được nâng cao

+ Làm mẫu cho những mô hình giải quyết vấn đề tốt

Động cơ học tập là gì? Nêu các biện pháp cơ bản kích thích nguồn động cơ học tập bên trong của học sinh

- Chỉ cho thấy giá trị của học tập:

+ Liên kết giữa bài học với nhu cầu của học sinh

+ Gắn các hoạt động của lớp học với những nhu cầu, hứng thú của học sinh

+ Kích thích tính tò mò, ham hiểu biết

+ Làm cho bài học trở thành niềm vui

+ Sử dụng biện pháp mới lạ và khác thường

+ Giải thích mối liên quan giữa học tập hiện tại và học tập sau này

+ Cung cấp sự khích lệ, phần thưởng nếu cần thiết

- Giúp học sinh tập trung vào bài tập:

+ Cho học sinh cơ hội thường xuyên trả lời

+ Tránh việc nhấn mạnh quá mức vào việc tính điểm

+ Giảm bớt rủi ro khi thực hiện bài tập, không xem thường bài tập quá mức

* Kết luận:

- Trong nhà trường cả động cơ bên trong và động cơ bên ngoài đều rất quan trọng

- Dạy học có thể tạo ra những động cơ bên trong bằng cách kích thích tính ham hiểu biết của học sinh và giúp cho học sinh cảm thấy đó là do tự mình tạo nên

- Giáo viên cần khuyến khích và nuôi dưỡng những động cơ bên trong, đồng thời đảm bảo những động cơ bên ngoài củng cố được việc học tập.

VD: ​Với môn sinh học giáo viên cho các học sinh vào vườn thực nghiệm cho học sinh tiếp xúc, quan sát với động thực vật từ đó kích thích sự ham học hỏi của học sinh

VD​: Bạn A là sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bạn học tập là do nhu cầu học. Việc khám phá những kiến thức khoa học là sự say mê của bạn và khi tìm được những kiến thức khoa học mới mẻ thì làm bạn rất thích thú và say mê với việc học tập

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 30/06/2022