logo

Hứng thú học tập là gì? Phân tích chiến lược cơ bản tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học

Câu hỏi: Hứng thú học tập là gì? Phân tích chiến lược cơ bản tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học.

Trả lời:

* Khái niệm Hứng thú học tập:

- Là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân

- Hứng thú học tập được chia làm 2 loại:

+ Hứng thú gián tiếp: là thái độ lựa chọn dựa trên yếu tố bên ngoài, gián tiếp liên quan đến đối tượng

+ Hứng thú trực tiếp: là thái độ lựa chọn dựa trên các yếu tố thuộc bản chất của đối tượng

- Cấu trúc của hứng thú gồm 3 yếu tố đặc trưng:

+ Yếu tố giá trị của đối tượng phù hợp với nhu cầu của chủ thể học sinh.

+ Yếu tố cảm xúc của chủ thể học sinh đối với đối tượng.

+ Yếu tố nhận thức đối tượng của chủ thể học sinh.

→ Ba yếu tố có quan hệ chặt chẽ và tùy vào các giai đoạn phát triển của học sinh mà mỗi yếu tố mạnh lên chiếm ưu thế.

- Có 2 loại hứng thú học tập phổ biến:

+ Hứng thú tức cảnh: Hứng thú xuất hiện trong hoạt động cụ thể, tức thời.

+ Hứng thú cá nhân: Hứng thú bền vững của cá nhân được hình thành phát triển qua trải nghiệm của cá nhân đối với một hoạt động nhất định

→ Hai loại hứng thú cùng tồn tại, có quan hệ tương hỗ nhau. Hứng thú tức cảnh càng cao và ổn định → hứng thú cá nhân. Hứng thú cá nhân là cơ sở tạo thành và duy trì hứng thú tức cảnh.

Hứng thú học tập là gì? Phân tích chiến lược cơ bản tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học

* Các chiến lược của giáo viên:

- Tạo ra tiết học thoải mái đa dạng các phương pháp( như khăn trải bàn, bể cá, ổ bi,…) có nhiều hoạt động kích thích học sinh tư duy( đánh vào các vấn đề nóng mà học sinh quan tâm), câu hỏi mở( đóng vai)

VD: ​Trong giờ văn thay vì cô đọc trò nghe giáo viên phân vai diễn ra rồi cho học sinh diễn theo vai và nhập tâm vào các nhân vật trong tác phẩm

- Động viên, khen thưởng đúng lúc: khi học sinh tiến bộ dù ít dù nhiều cũng nên có lời khích lệ tránh so sánh với học sinh khác mà không thừa nhận tiến bộ của học sinh đó.

VD: học sinh A đi học rất muộn nhưng kể từ khi được giao nhiệm vụ trực cờ đỏ, tuy vẫn đi muộn nhưng không còn muộn nhiều như trước giáo viên phải khen sự tiến bộ của A và khéo nhắc nhở em lần sau không còn đi muộn nữa.

- Tạo ra mối quan hệ thân thiết với người học, tạo tình cảm với học sinh: Giáo viên không nhất thiết lúc nào cũng phải căng thẳng với bài tập, kiến thức của học sinh mà đôi khi có thể dành ra 1 vài phút để phá bỏ rào cản và gần gũi hơn với học sinh.

VD​: Giáo viên có thể dành ra 1 vài phút cuối giờ hoặc đan xen vào bài giảng vài phút tâm sự với học sinh, chia sẻ khó khăn trong nghề của mình, rồi khi còn bằng tuổi học sinh thì ra sao và bây giờ thì mong muốn tập thể lớp cùng nhau cố gắng.

- Chia sẻ khó khăn, vướng mắc, tâm tư nguyện vọng của học sinh: luôn phải để ý, quan sát, theo dõi thái độ, hành vi của học sinh để nhận biết các tình huống và đưa ra giải pháp giúp học sinh vượt qua.

VD:​GV nên hẹn ra nói chuyện riêng với học sinh, lắng nghe khó khăn của học sinh rồi tâm sự, giãi bày từ ấy đưa ra lời khuyên và cùng giúp học sinh vượt qua khó khăn đó

- Tạo cho học sinh hoạt động vui chơi và vui chơi lồng ghép với trang bị kiến thức: tránh tạo cảm giác nặng nề, nghiêm túc quá mức trong lớp học và cũng không nên căng thẳng quá với học sinh.

VD: ​Cũng là kiểm tra bài cũ thay vì cô hỏi trò trả lời hãy cho học sinh chọn mức điểm học sinh muốn rồi đưa ra câu hỏi phù hợp với mức đó hoặc cho học sinh bốc thăm câu hỏi bất kì để trả lời

- Lắng nghe, trao đổi với học sinh: bên cạnh việc giảng dạy bài nhưng vẫn phải luôn quan sát không khí của lớp để điều chỉnh tiết học cho phù hợp

VD: Khi GV giảng bài nhưng phần lớn học sinh cảm thấy khó hiểu thì nên hỏi thử 1 học sinh xem khó hiểu chỗ nào từ đó thay điểm phương pháp, cách thức giảng dạy.

- Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ, tự tin thong qua các hoạt động ngoại khóa, chính khóa: không nên giảng dạy theo hình thức rập khuôn và cứ liên tục gọi lên bảng, bắt học sinh kém lên bảng trả lời.

VD:​ Có thể học sinh A khả năng trình bày, thuyết trình không tốt nhưng tư duy rất tốt nên không thể bất cứ lúc nào cũng bắt A lên thuyết trình mà hãy để A từ từ phát biểu những ý riêng lẻ rồi từ ấy hợp nhất lại thành chỉnh thể rồi giúp A tiến bộ khả năng thuyết trình

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 30/06/2022