logo

Trình bày tóm tắt các phương pháp quản lí lớp học phổ biến. Cho ví dụ minh họa

Câu hỏi: ​Trình bày tóm tắt các phương pháp quản lí lớp học phổ biến. Cho ví dụ minh họa

Trả lời:

* Phương pháp cứng rắn – kiểm soát chặt chẽ của giáo viên

- Khái niệm: Là phương pháp thiên về​mệnh lệnh​đòi hỏi giáo viên định rõ quyết định và​hành vi​và những hậu quả phải chịu nếu không tuân theo các quy định đó, phải phổ biến rõ ràng đến mọi học sinh các quy định và hậu quả đó.

- Bản chất:

+ Là sự kiểm soát chặt chẽ của giáo viên đối với hành vi sai ở mức nhẹ sẽ gắn với hình phạt nhẹ nhưng nếu tiếp tục tái diễn hình phạt sẽ nghiêm khắc hơn

+ Duy trì các hành vi kỷ luật dựa trên ý thức trách nhiệm của chính học sinh

- Vai trò:

+ Ngăn chặn sớm các hành vi xấu và giúp hành vi đó không bị lan truyền

+ Hình thành tính kỷ luật, nề nếp ở học sinh

+ Thiết lập được sự quản lý lớp chặt chẽ

+ Tạo môi trường công bằng, tránh xung đột

+ Giáo viên dễ dàng trong việc quản lý lớp học, xử lý các trường hợp học sinh vi phạm…

- Hạn chế:

+ Rập khuôn cứng nhắc thiếu đi sự linh hoạt dẫn đến đôi khi không lắng nghe ý kiến học sinh

+ Khiến giáo viên và và học sinh trở nên xa cách, thiếu sự gần gũi

+ Học sinh thực hiện theo hình thức bắt ép thụ động, không theo ý thức, trách nhiệm bản thân nên không được quản lý sát sao sẽ không thực hiện…

- Phương pháp:

+ Đưa ra các yêu cầu tích cực đối với những hành vi tích cực

+ Nhận thức được các vấn đề, kỷ luật, đang tồn tại hay tiềm ẩn

+ Quyết định kết quả tích cực hay tiêu cực của hành vi phù hợp với học sinh

+ Chỉ ra hậu quả của hành động và giải thích tại sao những hành động đó là cần thiết…

- Kết luận sư phạm:

+ Giáo viên cần hiểu rõ phương pháp cứng rắn và khéo léo linh hoạt, phát huy tối đa ưu điểm đồng thời hạn chế nhược điểm của phương pháp này

+ Giáo viên cần chủ động kết hợp phương pháp khác trong việc quản lý tạo cho học sinh môi trường học tốt nhất, đảm bảo chất lượng giáo dục…

Ví dụ : Vào đầu năm học cô đưa ra nội quy “đi học muộn bị phạt tiền”. Một số bạn không muốn bị mất tiền nên đi học rất đúng giờ. Một số bạn đi học muộn phải lấy tiền ăn sang để nộp phạt nên rất ghét cô giáo vì vậy tạo nên sự xa cách đối với giáo viên.

* Phương pháp khoa học ứng dụng – sự tham gia tích cực của giáo viên

- Khái niệm: Phương pháp này được dựa theo phương pháp quản lý theo khoa học trong hoạt động quản lý, lấy công việc và hiệu quả công việc làm trục trung tâm

- Nội dung phương pháp:

+ Đề ra và truyền đạt sự phân công và yêu cầu về công việc

++ Đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng về sự phân công, có thể dung cả lời nói, bảng viết để truyền đạt công việc.

++ Dựng lên các tiêu chuẩn mẫu mức độ kết quả và thời hạn nộp bài đề ra quy trình thực hiện rõ ràng, nhất là đối với học sinh vắng mặt trong buổi thảo luận chung.

+ Giám sát công việc của học sinh: giúp giáo viên phát hiện những học sinh khó khăn và khích lệ các em tiếp tục làm việc.

+ Phản hồi về phía học sinh: Phản hồi nhanh chóng, thường xuyên và cụ thể là điều quan trọng để củng cố việc giám sát công việc và các bước tiến hành

* Phương pháp điều chỉnh hành vi – sự can thiệp nhiều của giáo viên

- Khái niệm: Giáo viên sử dụng các liệu pháp rèn luyện và củng cố nhằm làm tăng sự xuất hiện của những hành vi đúng bằng cách khen thưởng và giảm hành vi không mong đợi từ phía học sinh thông qua trách phạt. Cơ sở tâm lý của phương pháp này là các nghiên cứu của Tâm lý học hành vi

- Bản chất: Sử dụng khen thưởng cho học sinh có hành vi đúng và trách phạt học sinh có hành vi sai lệch qua đó làm học sinh thay đổi.

- Những nguyên tắc cơ bản:

+ Hành vi được hình thành từ hiệu quả của nó với học sinh.

VD:​ Để viết một bài văn, học sinh bỏ thời gian ra làm một dàn ý trước khi viết bài, việc làm dàn ý này giúp học sinh viết văn đầy đủ ý và dễ dàng hơn. Từ hiệu quả đó, học sinh hình thành hành vi làm dàn ý trước mỗi lần viết văn.

+ Hành vi được mạnh lên bởi các củng cố (phần thưởng) ngay tức thì hoặc các củng cố có tính hệ thống.

+ Hạn chế dùng củng cố tiêu cực hay trách phạt.

+ Cần khen thưởng hành vi tốt kịp thời,

+ Tùy theo loại hành vi mà chọn phương pháp củng cố liên tục hoặc gián đoạn

+ Có rất nhiều hình thức củng cố sinh động phù hợp với các lứa tuổi

- Vai trò​:

+ Các biện pháp củng cố khen ngợi khuyến khích đối với học sinh nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát triển, giúp học sinh nhìn nhận lại giá trị đạo đức của mình – giá trị mà xã hội mong muốn, phát hiện được những hành vi đúng để củng cố, hạn chế những hành vi sai trái.

+ Học sinh nắm bắt được những hành vi đúng đắn do được luyện tập nhiều lần

- Hạn chế:

+ Khi một hành vi tốt không được khen thưởng kịp thời thì những hành vi sai trái hay xấu sẽ có chiều hướng phát triển, chiếm ưu thế và bị lợi dụng để thắng thế sự củng cố.

+ Khi áp dụng nhiều sự trừng phạt có thể khiến học sinh có những phản ứng trái chiều không tốt → Hành vi không mong đợi không những không mất đi mà còn diễn biến sang một chiều hướng khác phức tạp hơn → Hạn chế dùng.

+ Chỉ xét đến những hành vi quan sát được, còn những thứ như cảm xúc tâm trạng đều khó được xem xét

+ Phương pháp này quan niệm con người chỉ có phản ứng thụ động, phụ thuộc vào các kích thích tác động. Trong khi đó con người mang tính chủ động, không phụ thuộc.

+ Phương pháp chỉ để ý đến hành vi chứ không để ý tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc của các hình thái hành vi ấy

- Phương pháp:

+ Thông qua sử dụng nội quy, chấp hành tốt nội quy thì được khen thưởng, vi phạm nội quy thì sẽ bị nhắc nhở, trách phạt hoặc cảnh cáo.

+ Thông qua khen thưởng, tuyên dương, khích lệ với hành vi tốt, và trách phạt tùy theo mức độ với hành vi không tốt.

+ Thông qua quan sát và bắt chước hình mẫu, cách thức này đòi hỏi giáo viên phải hiểu học sinh học theo hình mẫu nào để xây dựng kỷ luật phù hợp.

- Kết luận sư phạm:

+ Thiết lập nội quy, quy định, đưa ra khen, phạt rõ ràng.

+ Phát huy tính tích cực cá nhân trong việc quan sát, bắt chước hình mẫu nhưng không được áp dụng rập khuôn, máy móc.

+ Quan tâm, phát hiện kịp thời những cá nhân có hành vi tiêu cực để có biện pháp giúp các em có thể thiết lập lại hành vi của bản thân. Ngoài ra khen thưởng kịp thời các hành vi tốt.

+ Giáo viên có vai trò trong việc định hướng, điều chỉnh hành vi đúng đắn cho học sinh

Trình bày tóm tắt các phương pháp quản lí lớp học phổ biến. Cho ví dụ minh họa

* Phương pháp quản lý nhóm – sự can thiệp có điều độ của giáo viên

- Khái niệm: là phương pháp quản lý liên quan tới việc giải quyết mối quan hệ giữa ứng xử của giáo viên với hành vi của học sinh

- Bản chất: Là phản ứng ngay tức thì của giáo viên đối với những hành vi sai của học sinh để ngăn chặn hành vi đó, trước khi lan rộng ra các thành viên của nhóm

- Vai trò:

+ Giúp quản lý lớp học tốt hơn

+ Duy trì tính kết nối của học sinh trong hoạt động học tập

+ Tận dụng được tối đa thời gian.

+ Ngăn chặn và làm mất hành vi sai ở mức độ nhẹ không phát triển thành hành vi vi phạm nghiêm trọng.

+ Nâng cao tinh thần tập thể, tinh thần tự học

+ Rèn luyện phát triển hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân.

- Hạn chế:

+ GV cần phải tập trung cao độ khó có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc (giảng dạy, quan sát, đánh giá)

+ Nếu không giải quyết kịp thời các hành vi không mong đợi thì trong thời gian dài có thể lan rộng, nghiêm trọng hơn có thể thành thói quen.

+ Khó có thể bao quát được nhiều học sinh, khó đánh giá đúng trong trường hợp nhóm đông

+ Quản lý hay sự quan thiệp quá mức có thể tạo áp lực hoặc hình thành cảm xúc tiêu cực ở học sinh.

- Phương Pháp:

+ GV cần trau dồi năng lực, phát huy tối đa khả năng quan sát đánh giá

+ Cần giải quyết vấn đề sai trái ngày từ khi nó mới nảy sinh.

+ Năng cao tính tự giác của học sinh, giao những chức vụ quan trọng trong nhóm cho học sinh có ý thức, trách nhiệm kém.

+ Có sự tháo vát, phản ánh lại những hành vi đúng học sinh, đúng thời điểm.

+ Sắp xếp, bố trí nhóm hợp lý với Học sinh

- Kết Luận sư phạm:

+ GV cấn phản ứng kịp thời đúng đối tượng, đúng thời điểm.

+ Trao đổi thông tin với học sinh, giúp học sinh nhận ra vấn đề

+ Quan sát nhiều học sinh thường xuyên, cho học sinh thấy bản thân được giám sát mọi lúc, mọi nơi → hạn chế hành vi xấu

+ Tổ chức bài giảng sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh.

* Phương pháp thừa nhận – sự can thiệp vừa phải của giáo viên

- Khái niệm: dựa trên cơ sở của thuyết Nhân văn trong Tâm lý học. Theo thuyết này, trẻ em có nhu cầu cao được người lớn thừa nhận, tôn trọng và nhu cầu được khẳng định

- Các mục đích sai lầm thường có những dạng điển hình

+ Thu hút sự chú ý của mọi thành viên trong nhóm

+ Tìm kiếm quyền lực

+ Tìm kiếm sự trả thù

+ Sự rút lui

- Sau khi nhận dạng được mục đích sai lầm, giáo viên cần phải đối mặt với học sinh, giải thích cho các em những việc đang làm. Giáo viên cần phải chắc chắn rằng, học sinh đã nhận thức và hiểu được hậu quả của những hành vi sai trái của mình và giáo viên phải áp dụng ngay những biện pháp nghiêm khắc với thái độ điềm tĩnh, khoan dung, không hả hê hay đắc thắng. Mục đích là làm cho học sinh từ bỏ hành vi đó và kiểm soát được các hành vi của mình

* Phương pháp tiếp cận hợp lý – sự can thiệp vừa phải của giáo viên

- Khái niệm: Tiếp cận hợp lý (tiếp cận thành công) dựa vào Tâm lý học nhân văn là phương pháp cần sự can thiệp vừa phải của giáo viên

- Bản chất: mang đậm màu sắc dân chủ, tôn trọng quyền lựa chọn của học sinh trên cơ sở tạo ra một môi trường tốt để các em có nhiều cơ hội học tập và phấn đấu

- Yêu cầu:

+ Đối với giáo viên: tổ chức lớp học tốt, tìm tòi phương pháp dạy phù hợp.

+ Đối với học sinh: tích cực tham gia hoạt động do giáo viên tổ chức, coi giáo viên như một người bạn.

- Vai trò:​Học sinh có được cảm giác về giá trị của mình và có được thành công nhờ lựa chọn đúng

Con đường dẫn đến các giá trị tích cực và thành công bắt đầu bởi mối quan hệ tốt với thầy cô và bạn bè

Điểm nhấn mạnh là giúp đỡ - đó chính là những gì nghề giáo cần đến – và vì thế cách tiếp cận này thu hút nhiều giáo viên thực hiện.

- Hạn chế:

+ Cần kiên trì, mất nhiều thời gian.

+ Nếu giáo viên chưa rõ năng lực của học sinh thì khó đưa ra hình thức phù hợp

+ Giáo viên khó tiếp cận về vấn đề đời sống của học sinh

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 30/06/2022