logo

(Cánh diều) Lý thuyết KTPL 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 8: Đạo đức kinh doanh theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 8


1. Quan niệm và vai trò của đạo đức kinh doanh

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 8: Đạo đức kinh doanh

- Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, định hướng hành vi của các chủ thể sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.

- Xây dựng lòng tin và uy tín với khách hàng.

- Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh.

- Thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.


2. Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh

- Đạo đức kinh doanh bao gồm giữ chữ tin, trung thực và trách nhiệm.

- Chủ thể sản xuất kinh doanh phải tôn trọng và bảo vệ lợi ích khách hàng, đảm bảo lợi ích của người lao động, và tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội.

- Các chủ thể sản xuất kinh doanh không được sản xuất hàng giả, kém chất lượng, độc hại, không quảng cáo cường điệu, không trốn thuế, không làm ô nhiễm môi trường.

- Chủ thể sản xuất kinh doanh không được thông đồng bán hạ giá, phá giá nhằm triệt hạ đối thủ, không đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ.

- Học sinh cần chủ động tìm hiểu và học hỏi về đạo đức kinh doanh, nhắc nhở và tuyên truyền cho người thân và xung quanh thực hiện tốt đạo đức kinh doanh, và phê phán những hành vi vi phạm để thúc đẩy sản xuất kinh doanh lành mạnh.


3. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Câu 1: Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào?

A. Điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tiêu cực.

B. Xây dựng được lòng tin và uy tín với khách hàng.

C. Hạn chế sự hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.

D. Kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Giải thích

Đạo đức kinh doanh có vai trò xây dựng được lòng tin và uy tín với khách hàng. Để xây dựng được lòng tin và uy tín với khách hàng chủ thể kinh doanh cần nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng,…

Câu 2: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?

A. Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.

B. Thực hiện đạo đức kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc gia.

C. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm của người lao động với doanh nghiệp.

D. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.

Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?

A. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ cần trung thực trong hoạt động kinh tế.

B. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.

C. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh.

D. Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.

Câu 4: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức thực hiện đạo đức kinh doanh?

Tình huống. Gia đình ông P đã trang bị đầy đủ thiết bị cho việc đánh bắt thủy sản. Sau khi được cấp phép khai thác thủy sản trên vùng hoạt động ven bờ, anh K (con trai ông P) đã đề xuất dùng thuốc nổ để khai thác thủy sản. Tuy nhiên, ông P không đồng ý vì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường nước nơi đây.

A. Ông P.

B. Anh K.

C. Ông P và anh K.

D. Không có nhân vật nào.

Giải thích

Trong tình huống vừa rồi, có thể thấy ông P thể hiện được đạo đức trong kinh doanh vì ông đã từ chối việc sử dụng thuốc nổ để khai thác thủy sản, không muốn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường nước nơi đây.

Câu 5: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Nghỉ hè, bạn C được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu K. Bạn C thấy cậu K thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, nếu là C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc làm của cậu K không liên quan đến mình.

B. Đồng ý với việc làm của cậu K, vì rau quả có mẫu mã đẹp mới bán được nhiều.

C. Khuyên cậu K nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng hàm lượng cho phép.

D. Mặc kệ, vì số rau củ đó dùng để bán, không dùng làm thức ăn cho gia đình.

Giải thích

Trong tình huống trên, nếu là C, em sẽ khuyên cậu K nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng hàm lượng cho phép để không gây ra những hậu quả hay tác động xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 8: Đạo đức kinh doanh theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2023 - Cập nhật : 10/08/2023