logo

(Cánh diều) Lý thuyết KTPL 11 Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 11


1. Ý nghĩa của bình đẳng giới

- Bình đẳng giới đảm bảo nam và nữ có vị trí và vai trò ngang nhau trên mọi phương diện xã hội, không bị phân biệt đối xử trong hưởng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí.

- Bình đẳng giới tạo điều kiện, cơ hội phát huy năng lực, hỗ trợ hợp tác trong đời sống gia đình và xã hội.

- Bình đẳng giới góp phần phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững và là thước đo tiến bộ của xã hội.


2. Pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực 

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

a. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Để thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, pháp luật nước ta quy định

+ Được bình đẳng tham gia quản lí nhà nước, hoạt động xã hội, xây dựng, hưởng ước và quy ước.

+ Được bình đẳng tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, cơ quan lãnh đạo của các tổ chức chính trị và xã hội.

+ Được bình đẳng đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí quản lí và lãnh đạo với cùng tiêu chuẩn chuyên môn và độ tuổi.


b. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động

- Pháp luật Việt Nam quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động.

- Nam, nữ được bình đẳng trong nhiều hoạt động kinh tế, lao động như thành lập doanh nghiệp, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

- Bình đẳng giới được áp dụng cho nam và nữ trong các tiêu chuẩn tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, đổi xử tại nơi làm việc.

- Nam, nữ cũng được đảm bảo quyền bình đẳng về tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các điều kiện lao động khác.

- Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động giúp đảm bảo cơ hội làm việc theo năng lực và hưởng lợi ích xứng đáng với công việc.


c. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học công nghệ

- Pháp luật nước ta quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học và công nghệ.

- Nam, nữ được bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo và tiếp cận các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Bình đẳng trong ứng dụng khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát minh, sáng chế.

- Bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao và hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.

- Nam, nữ được bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế, bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.


d. Pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình

Pháp luật nước ta quy định bình đẳng giới trong gia đình, bao gồm:

- Vợ, chồng bình đẳng về quyền, nghĩa vụ trong sở hữu tài sản và quyết định nguồn lực trong gia đình. Vợ chồng bình đẳng trong các quan hệ liên quan đến hôn nhân và gia đình, bao gồm kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc con ốm.

- Con trai và con gái được chăm sóc, giáo dục và phát triển như nhau.

- Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.


3. Thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới

- Nhà nước ban hành chính sách bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực và hỗ trợ nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau tham gia vào quá trình phát triển.

- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

- Gia đình tạo điều kiện để các thành viên chia sẻ hợp lí công việc, đối xử công bằng và tạo cơ hội như nhau giữa con trai và con gái.

- Công dân nam, nữ có trách nhiệm học tập pháp luật về bình đẳng giới, thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện hành vi đúng mực về bình đẳng giới.

- Phê phán, đấu tranh với định kiến giới, hành vi phân biệt đối xử trên cơ sở giới ở nhà trường, gia đình và cộng đồng và thuyết phục người khác thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.

4. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Câu 1: Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị và xã hội.

B. Khoa học và công nghệ.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Giáo dục và đào tạo.

Câu 2: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

Tình huống. Vợ chồng anh T, chị K đã có 2 con gái. Do không ép được chị K sinh thêm con thứ 3 với hi vọng có được con trai để “nối dõi tông đường”, anh T đã thường xuyên mắng nhiếc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị K. Bức xúc với hành vi bạo lực tinh thần của chồng, chị K bí mật rút tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng và thu xếp hành lí, đưa các con bỏ trốn.

A. Anh T.

B. Chị K.

C. Cả anh T và chị K đều vi phạm.

D. Không có chủ thể nào vi phạm.

Giải thích

Cả anh T và chị K đều đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình vì anh T đã không tôn trọng danh dự, nhân phẩm vợ, chị K có hành vi chiếm đoạt tài sản.

Câu 3: Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng không được

A. Xúc phạm danh dự của nhau.            

B. Chăm sóc con khi bị bệnh.

C. Sở hữu tài sản riêng.                        

D. Giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Câu 4: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là: nam, nữ bình đẳng trong việc

A. Ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào các cơ quan, tổ chức.

B. Tiếp cận thông tin, nguồn vốn đầu tư và thị trường lao động.

C. Tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.

D. Tiếp cận các cơ hội việc làm và lựa chọn nơi làm việc.

Giải thích

Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là: nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo; trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.....

Câu 5: Chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?

Tình huống. Anh K và chị P là nhân viên của ông ty X. Hai người đều là những nhân viên có chuyên môn tốt, thái độ làm việc chăm chỉ và có tinh thần cầu tiến. Nhận thấy những phẩm chất tốt của anh K và chị P nên anh C (trưởng phòng nhân sự) đã đề cử hai nhân viên này tham gia khóa đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực khoa học môi trường tại nước ngoài. Biết được tin này, anh K và chị P rất vui và thể hiện nguyện vọng sẵn sàng tham gia khóa đào tạo. Tuy nhiên, khi danh sách đề cử được chuyển tới ông S (giám đốc công ty), ông S đã gạch tên chị P vì ông cho rằng: lĩnh vực này có nhiều thách thức, tính cạnh tranh cao nên không phù hợp với nữ giới.

A. Anh K.

B. Chị P.

C. Anh C.

D. Ông S.

Giải thích

Hành vi của ông S trong tình huống trên đã vi phạm phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo vì đã gạch tên chị P vì ông cho rằng: lĩnh vực này có nhiều thách thức, tính cạnh tranh cao nên không phù hợp với nữ giới.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2023 - Cập nhật : 11/08/2023