logo

(Cánh diều) Lý thuyết KTPL 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 14


1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

- Quyền bầu cử và ứng cử là quyền của công dân trong việc lựa chọn đại biểu vào cơ quan quyền lực nhà nước.

- Công dân đủ tuổi có quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

- Công dân được ghi tên vào danh sách cử tri và phát thẻ cử tri.

- Quyền bầu cử được thực hiện bình đẳng, trực tiếp và kín đáo.

- Quyền ứng cử được thực hiện bằng cách tự ứng cử hoặc giới thiệu người khác ứng cử.

- Công dân phải tự đi bỏ phiếu, không được nhờ người khác bầu cử thay.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử có thể dẫn đến các hậu quả như làm sai lệch kết quả bầu cử, gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, không chọn được đại biểu có uy tín, năng lực, trách nhiệm vào các cơ quan nhà nước, và gây mất ổn định tình hình xã hội.

- Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử cũng ảnh hưởng đến bản thân công dân, không thể hiện được ý chí và nguyện vọng của bản thân, không thực hiện đúng trách nhiệm của bản thân và không tham gia xây dựng được bộ máy nhà nước.

=> Các hành vi này có thể bị xử lý kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự, và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

4. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Câu 1: Hành vi nào sau đây là không đúng?

A. Tuân thủ các quy tắc kiểm phiếu tại Hội đồng bầu cử

B. Tham gia bầu cử Quốc hội khi đủ tuổi

C. Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc để mang lại lợi ích cho một cá nhân trong kì bầu cử Quốc hội

D. Tự tay mình viết phiếu để đem đi bầu cử

Giải thích

Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc để mang lại lợi ích cho một cá nhân trong kì bầu cử Quốc hội là điều cấm kị trong việc bầu cử, vi phạm sẽ bị xử lsi theo quy định của pháp luật.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi tham gia bầu cử, ứng cử?

A. Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước.

B. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử.

C. Hỏi ý kiến rồi sao chép nội dung phiếu bầu của người khác.

D. Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử.

Giải thích

Khi tham gia bầu cử, ứng cử công dân có một số nghĩa vụ: Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử; Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử; Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác....Vì vậy hỏi ý kiến rồi sao chép nội dung phiếu bầu của người khác không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi tham gia bầu cử, ứng cử.

Câu 3: Đối với cơ quan nhà nước, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra hậu quả như thế nào?

A. Suy sụp tinh thần và gây tổn thất kinh tế cho công dân.

B. Không thể hiện được nguyện vọng của bản thân công dân.

C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự của công dân.

D. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.

Câu 4: Công dân có nghĩa vụ gì khi tham gia bầu cử, ứng cử?

A. Sao chép nội dung phiếu bầu của người khác.

B. Chỉ tham gia bầu cử khi được hưởng lợi ích vật chất.

C. Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử.

D. Trao đổi với người khác về nội dung phiếu bầu của mình.

Câu 5: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân dân về bầu cử và ứng cử có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, ngoại trừ việc

A. Là nhân tố duy nhất gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội.

B. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.

C. Gây nên tình trạng mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

D. Không thể hiện được ý chí, nguyện vọng của bản thân công dân.

Giải thích

Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân dân về bầu cử và ứng cử có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, ngoại trừ việc là nhân tố duy nhất gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2023 - Cập nhật : 11/08/2023