logo

(Cánh diều) Lý thuyết KTPL 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 12


1. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc


a. Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Các dân tộc được coi là bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực của đời sống.

- Về chính trị, các dân tộc được phép làm chủ đất nước và tham gia vào bộ máy nhà nước.

- Về kinh tế, các dân tộc được cung cấp cơ hội và điều kiện phát triển kinh tế.

- Về văn hoá và giáo dục, các dân tộc được giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của mình, cũng như được bình đẳng trong giáo dục.

- Mỗi dân tộc có trách nhiệm tôn trọng quyền của các dân tộc khác và giúp đỡ các dân tộc khác cùng phát triển, xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc.

- Mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.


b. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc; củng cố, phát huy truyền thống dân tộc.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

2. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo


a. Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là công nhận tôn giáo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý.

- Tôn giáo và không tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, phải tôn trọng nhau.

- Các tổ chức tôn giáo được công nhận có quyền bình đẳng trong hoạt động tôn giáo và sở hữu tài sản hợp pháp.

- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, đối xử bình đẳng giữa các tôn giáo và nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại đoàn kết dân tộc.

- Công dân cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tham gia các hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.


b. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ảnh hưởng tích cực đến lòng yêu nước và tình đoàn kết, tạo sức mạnh tổng hợp cho dân tộc Việt Nam. Điều này là cơ sở quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa Tổ quốc Việt Nam.

3. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước

A. Ấn định một nơi cư trú.

B. Cho phép sở hữu đất đai.

C. Áp đặt mức thu nhập.

D. Đầu tư phát triển kinh tế.

Giải thích

Theo quy định của pháp luật, các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước đầu từ phát triển kinh tế bằng các chính sách khác nhau trong những hoàn cảnh kinh tế khác nhau của từng cá nhân, gia đình,…

Câu 2: Hành động của anh V và chị A trong trường hợp dưới đây đã thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

Trường hợp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm X, chị A và anh V xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Biết được việc này, người thân của chị A và anh V đã khuyên: không nên chọn đi đến những nơi khó khăn như vậy mà nên ở lại thành phố để làm việc. Tuy nhiên, chị A và anh V vẫn kiên định với lựa chọn của mình, vì: anh, chị muốn góp một phần công sức bé nhỏ để phát triển văn hoá, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

A. An ninh.

B. Chính trị.

C. Giáo dục.

D. Kinh tế.

Giải thích

Trong trường hợp trên, anh V và chị A đã thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện giáo dục vì đã không ngần ngại khó khăn để đến với những vùng sâu, vùng xa, mang đến con chữ cho thế hệ học sinh nơi đây.

Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa?

A. Các dân tộc có quyền làm chủ đất nước, tham gia quản lí xã hội.

B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

C. Các dân tộc đều có cơ hội học tập và bình đẳng trong giáo dục.

D. Các dân tộc được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển kinh tế.

Giải thích

Những biểu hiện cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa:

+ Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

+ Các dân tộc được Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện để mỗi dân tộc gìn giữ, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc mình.

+ Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.

Câu 4: Quan điểm của bạn học sinh nào trong tình huống dưới đây là đúng?

Tình huống. T và K sinh ra, lớn lên và học tập cùng trưởng tại địa phương H. Cả hai cùng dự thi vào Trường Đại học V và có số điểm thi đại học bằng nhau, nhưng T là người dân tộc thiểu số, được cộng thêm điểm ưu tiên nên đủ điểm đỗ, còn K là người dân tộc Kinh, không được cộng điểm ưu tiên nên không đỗ. Vì kết quả thi không như ý muốn, K cảm thấy bức xúc và tâm sự với bạn thân là M rằng: việc nhà nước thực hiện cộng điểm ưu tiên cho các bạn học sinh người dân tộc thiểu số là không được đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc. Không đồng tình với ý kiến của K, bạn M cho rằng: Việc Nhà nước ưu tiên trong tuyển sinh đại học đối với người dân tộc thiểu số là hoàn toàn hợp lí, nhằm tạo điều kiện  thuận lợi để học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa,… có thể tiếp tục học tập, lĩnh hội tri thức như mọi công dân khác, qua đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước.

A. Quan điểm của bạn K đúng.

B. Quan điểm của bạn M đúng.

C. Quan điểm của hai bạn K và M đều đúng.

D. Quan điểm của hai bạn K và M đều sai.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội?

A. Tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển.

B. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

C. Gia tăng sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộc.

D. Phát huy nguồn lực của các dân tộc trong xây dựng đất nước.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2023 - Cập nhật : 17/08/2023