logo

(Cánh diều) Lý thuyết KTPL 11 Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 10


1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

- Công dân đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.

- Quyền công dân bao gồm nhiều quyền nhưng không tách rời nghĩa vụ của công dân.

- Công dân bình đẳng về quyền, có quyền được hưởng các quyền công dân như nhau nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Công dân bình đẳng về nghĩa vụ, có các nghĩa vụ như tuân theo Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môi trường, nộp thuế,...

- Quyền và nghĩa vụ của công dân không được phân biệt, đối xử bởi lí do dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội.

- Không có đặc quyền hay đặc lợi của bất kì đối tượng hay tầng lớp nào trong công dân.

- Mỗi công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ phụ thuộc vào điều kiện, khả năng và hoàn cảnh của từng người.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí:

- Vi phạm pháp luật: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.

- Không phân biệt địa vị xã hội: Không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dân bình thường.

- Không phân biệt giới tính, tôn giáo: Công dân bị vi phạm pháp luật không được phân biệt đối xử dựa trên giới tính hay tôn giáo của họ.

- Bình đẳng trong trách nhiệm: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người lãnh đạo cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.


3. Ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội

- Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là một trong các quyền cơ bản của con người.

- Quyền bình đẳng này được quy định trong Hiến pháp và luật, và được thực hiện trong thực tế

+ Tạo điều kiện cho công dân sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh, được phát triển đầy đủ và toàn diện.

+ Đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật và đảm bảo mọi công dân có cơ hội và khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

+ Đảm bảo sự công bằng giữa mọi công dân, không phân biệt đối xử trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.

4. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Câu 1: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Tại một ngã tư giao thông, ông M (nhân viên) và ông N (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai ông đều điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn giao thông.

Câu hỏi: Theo quy định của pháp luật, việc xử lí vi phạm của hai ông A và B sẽ diễn ra theo hướng nào?

A. Cả hai ông M và N đều bị xử phạt hành chính như nhau.

B. Ông N bị xử phạt hành chính nặng hơn do chức vụ cao hơn.

C. Ông M bị xử phạt hành chính nặng hơn do cấp bậc thấp hơn.

D. Ông N là thủ trưởng nên không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Câu 2: Ý kiến nào dưới đây không đúng với quy định công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật?

A. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của mọi công dân.

B. Trẻ em không có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

C. Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật.

D. Công dân có nghĩa vụ đóng thuế.

Giải thích

Trẻ em không có nghĩa vụ bảo vệ môi trường là ý kiến không đúng với quy định công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật vì bất kì công dân nào cũng phải có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Câu 3: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và xã hội, ngoại trừ việc

A. Tạo điều kiện để công dân được sống an toàn, lành mạnh.

B. Là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.

C. Giúp bảo vệ lợi ích của một nhóm thiểu số người trong xã hội.

D. Tạo sự công bằng, không bị phân biệt đối xử  giữa mọi công dân.

Câu 4: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều

A. Được quyền phủ nhận lời khai nhân chứng.

B. Bị xử lí theo quy định của pháp luật.

C. Phải từ bỏ sở hữu mọi tài sản.  

D. Phải tham gia lao động công ích.

Giải thích

Khi vi phạm pháp luật, mọi công dân đều phải từ bỏ sở hữu mọi tài sản để thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí  và sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Câu 5: Trường hợp nào dưới đây thể hiện việc vi phạm quy định công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

Trường hợp 1. Anh B là con trai của chủ tịch tỉnh X, anh B  cùng với chị C có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác. Khi đưa ra xét xử thấy hành vi của anh B có tính chất dã man, còn chị C là đồng phạm. Vì vậy toà tuyên án anh B là 2 năm 4 tháng tù còn chị C bị tuyên mức án là 1 năm 7 tháng tù.

Trường hợp 2. Doanh nghiệp A có hành vi trốn thuế, sau khi điều tra và phát hiện doanh nghiệp A đã cấu kết với một cán bộ trong cơ quan thuế để thực hiện trót lọt các hành vi này. Cơ quan điều tra đã khởi tố những người liên quan trong doanh nghiệp thực hiện hành vi này và cả người cán bộ trong cơ quan thuế để xử lý một cách nghiêm minh, đúng pháp luật.

Trường hợp 3. Tại một ngã tư giao thông, ông M (nhân viên) và ông N (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai ông đều điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn giao thông. Khi bị anh C (cảnh sát giao thông) lập biên bản, ông N đã lợi dụng chức vụ và những mối quan hệ của mình để tác động tới anh C. Kết quả là: ông N không bị xử phạt trong khi ông M phải nộp phạt 400.000 đồng.

A. Trường hợp 1.

B. Trường hợp 2.

C. Trường hợp 3.

D. Cả 3 trường hợp.

Giải thích

Trong trường hợp thứ 3, có thể thấy cả ông M và N cùng phạm một lỗi như nhau với mức độ vi phạm ngang nhau và hành vi vi phạm xảy ra trong một hoàn cảnh như nhau nên theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt như nhau. Nhưng ông N đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của bản thân để tác động đến cảnh sát giao thông nên đã không bị xử phạt. Đây chính là hành vi vi phạm quy định công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2023 - Cập nhật : 10/08/2023