logo

(Cánh diều) Lý thuyết KTPL 11 Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 7


1. Ý tưởng kinh doanh


a. Ý tưởng kinh doanh và sự cần thiết của ý tưởng kinh doanh

- Ý tưởng kinh doanh là điểm xuất phát trong quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức để thu được lợi nhuận.

- Các chủ thể cần quan tâm đến tính vượt trội, mới mẻ, hữu dụng, khả thi và lợi thế cạnh tranh.

- Có 2 dạng ý tưởng: cải tiến kinh doanh và kinh doanh mới.

- Để tồn tại và phát triển, cần có ý tưởng kinh doanh ban đầu và sáng tạo, đổi mới ý tưởng kinh doanh liên tục.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

b. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh

- Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh bao gồm lợi thế nội tại (sự đam mê, khả năng huy động nguồn lực) và cơ hội bên ngoài (nhu cầu sản phẩm, sự cạnh tranh). Từ đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh xây dựng ý tưởng kinh doanh khả thi và biến nó thành hiện thực.


2. Cơ hội kinh doanh

- Cơ hội kinh doanh là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này.

- Một cơ hội kinh doanh tốt cần có tính hấp dẫn, ổn định, đúng thời điểm, khả năng duy trì sản phẩm, dịch vụ và tạo giá trị cho người tiêu dùng.


3. Tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh

- Xây dựng ý tưởng và đánh giá cơ hội kinh doanh quan trọng trong sản xuất kinh doanh.

- Đúng ý tưởng và cơ hội kinh doanh giúp tạo giá trị và đạt lợi nhuận.

- Ý tưởng và cơ hội kinh doanh không tốt sẽ dẫn đến kết quả không hiệu quả và thất bại kinh doanh.


4. Các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Các năng lực cơ bản cần thiết để thành công trong kinh doanh bao gồm: 

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

- Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

- Năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh.

- Năng lực thiết lập quan hệ.

- Khả năng phân tích và sáng tạo.

- Tầm nhìn chiến lược.

- Kiên trì và nỗ lực hết mình với công việc.

- Thực hiện trách nhiệm với xã hội.


5. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Câu 1: Sản xuất kinh doanh có vai trò gì?

A. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của xã hội.

B. Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, gia đình. xã hội và chủ thể kinh doanh.

C. Làm ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Giải thích

Sản xuất kinh doanh có 3 vai trò chính:

  • Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của xã hội.
  • Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, gia đình. xã hội và chủ thể kinh doanh.
  • Làm ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Câu 2: Việc thực hiện liên tục các công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận gọi là gì?

A. Kinh doanh.

B. Đầu tư.

C. Tiêu dùng.

D. Sản xuất.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt?

A. Tính thời điểm (không sớm hoặc quá muộn so với thị trường).

B. Tính ổn định (cơ hội kinh doanh có tính lâu dài, bền vững).

C. Tính hấp dẫn (mang lại lợi nhuận cao, sức ép cạnh tranh thấp).

D. Tính trừu tượng, mơ hồ, khó thực hiện được mục tiêu kinh doanh.

Giải thích

Tính thời điểm, tính ổn định và tính hấp dẫn là những dấu hiệu nhận biết một cơ hội kinh doanh tốt. Vì vậy tính trừu tượng, mơ hồ, khó thực hiện được mục tiêu kinh doanh không phản ánh đúng những dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt.

Câu 4: Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường với mục đích chính là gì?

A. Thu được lợi nhuận.

B. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

C. Hướng đến lợi ích của Nhà nước.

D. Hướng đến lợi ích của cộng đồng.

Câu 5: Yếu tố nào dưới đây không thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt?

A. Hấp dẫn.

B. Ổn định.

C. Đúng thời điểm.

D. Lỗi thời.

Giải thích

Những yếu tố chính thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt đó là tính hấp dẫn, sự ổn định bằng khả năng duy trì sản phẩm, dịch vụ và chọn đúng thời điểm để khởi nghiệp kinh doanh.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2023 - Cập nhật : 10/08/2023