Trả lời câu hỏi Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 11 trang 84, 85,...90 1. Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao? 2. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo thực hiện trong trường hợp nào dưới đây? Vì sao?3. Em hãy nêu những việc làm để thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
a. Các dân tộc ở Việt Nam tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực chính trị.
b. Công dân tham gia một tôn giáo để Nhà nước dễ quản lí là quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
c. Đồng bào các dân tộc có cơ hội như nhau khi lựa chọn việc làm là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục.
d. Tôn trọng lẫn nhau giữa công dân thuộc tôn giáo khác nhau hoặc không có tôn giáo là thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
e. Bình đẳng giữa các tôn giáo là các tôn giáo khác nhau được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.
Trả lời:
- Em đồng ý với nhận định: a, c,d,e vì đây là những quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Em không đồng ý với nhận định: b vì công dân được tự do lựa chọn tham gia hoặc không tham gia tôn giáo.
a. Các tôn giáo trên địa bàn huyện A được tham gia thảo luận góp ý xây dựng các tiêu chí của mô hình "Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa"
b. Chỉ một số tôn giáo lớn mới có quyền truyền bá, thực hành giáo ló, giáo luật, lễ nghi và quản lí tổ chức của mình.
c. Ủy ban nhân dân xã X phối hợp với Bộ đội biên phòng tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
d. Chính quyền huyện M của tỉnh Y đã cấp đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung theo điểm nhóm cho đồng bào các dân tộc theo tôn giáo nhưng chưa được công nhận về mặt tổ chức.
Trả lời:
Các trường hợp thực hiện Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là: a, c, d vì đây đều là những biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều được bình đẳn về quyền và nghĩa vụ, chấp hành pháp luật và tôn trọng lẫn nhau. Các tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận được bình đẳng trong hoạt động tôn giáo,…
Trả lời:
- Tăng cường giáo dục và tuyên truyền về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo: Việc tăng cường giáo dục và tuyên truyền có thể giúp nâng cao ý thức của cộng đồng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và những ảnh hưởng tích cực của việc thực hiện quyền này.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho các dân tộc thiểu số và tôn giáo: Các chính sách này có thể bao gồm việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề, cơ hội việc làm và các dịch vụ y tế và giáo dục.
- Thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác và đối thoại giữa các dân tộc, tôn giáo: Các hoạt động này có thể giúp tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, giúp các dân tộc và tôn giáo giao lưu, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ nhau.
- Tăng cường chế độ pháp luật bảo vệ quyền lợi của các dân tộc và tôn giáo: Các chính sách này có thể bao gồm việc xử lý các hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị và bạo lực dựa trên dân tộc, tôn giáo. Điều này có thể đảm bảo rằng các dân tộc và tôn giáo đều có quyền được bảo vệ và được đối xử công bằng.
- Xây dựng các địa điểm tôn giáo và các khu vực văn hóa của các dân tộc thiểu số: Điều này có thể giúp bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, tôn giáo và truyền thống của các dân tộc và tôn giáo thiểu số. Ví dụ: các câu lạc bộ giữ gìn bản sắc dân tộc
a, Em có đồng ý với ý kiến của bạn A không? Vì sao?
b, Em nhận xét như thế nào về ý kiến của anh H? Nếu được tham gia cuộc họp đó em sẽ phát biểu như thế nào?
Trả lời:
a. Em không đồng ý với ý kiến của bạn A vì bất kì văn bản pháp luật nào cũng đều cần lấy ý kiến của các dân tộc, tôn giáo chứ không riêng gì Hiến pháp. Việc lấy ý kiến chính là minh chứng cho sự bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, góp phần vào sự phát triển của đất nước.
b.
- Em không đồng ý với ý kiến của anh H vì cần tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân của tình hình vi phạm pháp luật, không thể đổ lỗi do nhiều tôn giáo mới vì chưa có bằng chứng xác thực cụ thể.
- Nếu được tham gia cuộc họp đó em sẽ phát biểu về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dna tộc, thu hẹp khoảng cách dân tộc. Không những thế, bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo còn là góp phần giữ gìn an ninh trên địa bàn. Việc xuất hiện các tệ nạn xã hội gia tăng gần đây cần được xét xét kỹ lưỡng nguyên nhân, từ đó đứa ra hướng khắc phục. Không thể đổ lỗi hoàn hoàn do các tổ chức tôn giáo mới khi chưa có bằng chứng cụ thể. Như vậy là không tôn trọng và bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo.
>>> Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều
-------------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!