logo

(Cánh diều) Lý thuyết KTPL 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 17


1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan.

- Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, trừ khi có quyết định của Toà án, Viện kiểm sát nhân dân hoặc nếu cá nhân đó vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.

- Việc tự tiện bắt người và giam giữ người là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, sẽ bị xử lí hình sự, xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lí kỉ luật tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm.

- Các trường hợp được phép bắt người bao gồm các trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, đang bị truy nã, bị cáo để tạm giam, bị yêu cầu dẫn độ. Tuy nhiên, việc bắt, giam giữ người phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của con người, được ghi nhận tại Điều 19, 20 Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan.

- Mọi người có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm.

- Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ của người khác.

- Xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và danh dự của người đó.

- Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

- Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi đánh người, tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình gây thương tích, xâm phạm tới tính mạng, làm tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

- Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ.


3. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân là hành vi trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền con người.

- Hành vi vi phạm này gây ra hậu quả cho người bị vi phạm và xã hội, và người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí.

- Đối với người bị vi phạm, có thể bị tước đoạt quyền sống, bị thiệt hại về sức khoẻ, danh dự, uy tín và nhân phẩm.

- Đối với người có hành vi vi phạm, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính, xử lí kỉ luật và phải bồi thường nếu gây thiệt hại.


4. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là trách nhiệm của mọi công dân, bao gồm học sinh.

- Học sinh cần học tập và phân biệt được hành vi đúng, sai để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh trước hành vi vi phạm.

- Tôn trọng thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác và của chính bản thân mình.

- Mỗi người phải biết tự bảo vệ quyền của mình và tố cáo những việc làm sai trái với quy định của pháp luật.

- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân bằng những hành vi, việc làm cụ thể, phù hợp; nhắc nhở bạn bè và những người xung quanh cùng thực hiện.

5. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Câu 1: Trong tình huống sau, chủ thể nào không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Tình huống. Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa gia đình ông H và anh K, ông H đã khóa trái cửa phòng thuê và giam anh K trong suốt 4 giờ. Anh K gọi điện báo công an đến thì ông H mới mở khóa phòng. Khi anh T (công an phường X) yêu cầu ông H lên phường làm việc thì ông không đi, vì cho rằng mình không làm gì sai phạm.

A. Ông H và anh K.

B. Anh K và anh T.

C. Ông H và anh T.

D. Ông H, anh K và anh T.

Giải thích

Trong tình huống trên, chỉ có duy nhất ông H vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, Anh K và anh T không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi

A. Giam, giữ người trái pháp luật.

B. Điều tra hiện trường gây án.

C. Truy đuổi kẻ gian.        

D. Theo dõi nhân chứng.

Giải thích

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi giam, giữ người trái pháp luật. Bất kì công dân nào cũng có quyền tự do nên không ai được phép giam, giữ người khi chưa có lệnh.

Câu 3: Nghi ngờ anh V tổ chức cho người nhập cảnh trái phép, ông M là công an viên đã đến nhà anh đưa giấy triệu tập, sau đó cùng anh V về trụ sở công an để lấy lời khai. Mặc dù anh V đã cung cấp bằng chứng ngoại phạm nhưng ông M vẫn ép buộc anh V phải ở tại trụ sở hai ngày để phục vụ công tác điều tra. Ông M đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. Được pháp luật bảo hộ về danh tính.

C. Được pháp luật bảo hộ về thông tin.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 4: Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đều

A. Bị tuyên án tù chung thân.

B. Bị phạt cải tạo không giam giữ.

C. Phải chịu trách nhiệm pháp lí.

D. Phải tham gia lao động công ích.

Giải thích

Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là điều mà pháp luật đã nghiêm cấm, bất kì công dân nào vi phạm đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 5: Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ

A. Bị xử lý theo quy định của pháp luật.

B. Không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C. Bị phạt tù trong mọi trường hợp vi phạm.

D. Bị phạt kỉ luật trong mọi trường hợp vi phạm.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2023 - Cập nhật : 11/08/2023