logo

(Cánh diều) Lý thuyết KTPL 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 18


1. Pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi vi phạm pháp luật và bao gồm đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm chỗ ở của công dân.

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

- Việc khám xét chỗ ở của một người chỉ được tiến hành trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Việc khám xét được áp dụng khi có căn cứ để nhận định chỗ ở đó đang có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án; khi cần bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã lẫn trốn ở đó.

- Việc khám xét phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi trái pháp luật và làm ảnh hưởng đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được pháp luật bảo hộ.

- Hành vi này gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho nạn nhân, ảnh hưởng đến sự bình yên và cuộc sống của họ và các thành viên trong gia đình.

- Người xâm phạm chỗ ở của công dân có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị xử lí hình sự tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm.

- Nếu gây thiệt hại, người xâm phạm cần phải bồi thường.


3. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân 

- Tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là trách nhiệm của mọi công dân, bao gồm học sinh.

- Cần học tập, nắm vững quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và phân biệt hành vi đúng, sai để tự bảo vệ và bảo vệ người xung quanh.

- Tự giác thực hiện quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- Bảo vệ chỗ ở của bản thân và phê phán hành vi xâm phạm chỗ ở của mình và người khác.

- Nhắc nhở bạn bè và vận động người xung quanh thực hiện việc tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

4. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Câu 1: Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo quy định nào?  

A. Trình tự thủ tục do xã hội quy định

B. Quy trình của công an xã

C. Quy trình của trưởng thôn, xóm

D. Trình tự thủ tục do luật quy định

Giải thích

Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo trình tự thủ tục do luật quy định, nếu chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì không được khám xét chỗ ở của bất kì công dân nào.

Câu 2: Hành vi nào không vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Tự ý xông vào nhà của người khác

B. Xông vào nhà hàng xóm vì nghi ngờ đồ vật mất cắp của mình ở trong đó

C. Bắt đối tượng truy nã đang lẩn trốn tại đó

D. Công an xã tự ý khám xét nhà của người dân

Câu 3: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là gì?

A. Bảo vệ chỗ ở của công dân

B. Ngăn chặn các hành vi tự ý khám xét nhà

C. Tôn trọng chỗ ở của người khác

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Giải thích

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa:

+ Bảo vệ chỗ ở của công dân

+ Ngăn chặn các hành vi tự ý khám xét nhà

+ Tôn trọng chỗ ở của người khác

Câu 4: Trong tình huống sau, nếu là bạn T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

Tình huống. T và bà nội đang chuẩn bị ăn cơm tối thì có hai người đàn ông mặc trang phục. công an đến bấm chuông và yêu cầu mở cửa để khám xét vì nghi ngờ trong nhà đang tàng trữ chất cấm. Bà nội T nghe vậy liền giải thích trong nhà không cắt giấu chất cấm và gọi C mang chìa khoá ra mở cửa.

A. Mở cửa, dụ họ vào nhà rồi nhanh chóng khóa cửa lại, sau đó tới đồn công an trình báo.

B. Lập tức mở cửa cho họ vào khám nhà để tránh phạm tội “chống người thi hành công vụ”.

C. Từ chối mở cửa, yêu cầu hai người đàn ông xuất trình thẻ công an và quyết định khám nhà.

D. Từ chối mở cửa, mắng mỏ và lớn tiếng vạch trần thủ đoạn lừa đảo của hai người đàn ông.

Câu 5: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. B và bạn vô tình làm rơi quyển truyện xuống ban công nhà tầng dưới nên vội vàng chạy xuống để xin lại. Xuống đến nơi, B thấy cửa nhà hàng xóm chỉ khép hờ nhưng gọi không thấy ai trả lời. Người bạn thấy vậy liền bảo B cứ mở cửa vào lấy quyển truyện, mình chỉ nhặt đồ của mình làm rơi nên sẽ không sao?

Câu hỏi: Nếu là B, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Nghe theo lời khuyên của bạn rồi tự ý vào nhà hàng xóm để lấy quyển truyện.

B. Không đồng tình với lời khuyên của bạn; đồng thời mắng bạn vì bạn thiếu hiểu biết.

C. Không đồng ý, giải thích cho bạn hiểu việc tự ý vào nhà người khác là không đúng.

D. Rủ nhiều người khác cùng vào nhà hàng xóm để chứng minh mình không có ý đồ xấu.

Giải thích

Nếu là B, em sẽ đợi chủ nhà về để hỏi ý kiến xem có thể vào nhà lấy lại quyển truyện đã rơi không, nếu vào nhà người khác mà chưa có sự cho phép sẽ là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023