logo

(Cánh diều) Lý thuyết KTPL 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 21


1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định bởi pháp luật Việt Nam như sau:

+ Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thực hành lễ nghi, tham gia lễ hội, học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.

+ Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo và người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

+ Công dân cần tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, không lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, hoạt động quản lí nhà nước, an ninh quốc gia, mất trật tự, an toàn xã hội, môi trường, sức khoẻ, tài sản và tính mạng của người dân, cũng như xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

- Người có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo sẽ bị xử lí ki luật, xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.


3. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Học sinh cần tự giác học tập, tìm hiểu và chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, không xâm phạm hoặc lợi dụng để gây chia rẽ.

- Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, và nhắc nhở người xung quanh cùng thực hiện.


4. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền

A. Bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

B. Ngăn cấm các hoạt động tôn giáo.

C. Phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.

D. Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Giải thích

Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc có thể không theo bất kì tôn giáo nào. Bất kì công dân nào cũng đều có quyền được bày tỏ niềm tin về tôn giáo, tín ngưỡng riêng; thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo; …

Câu 2: Vào dịp tháng Giêng các gia đình thường đi xem bói, việc làm đó là?

A. Tôn giáo.

B. Tín ngưỡng.

C. Mê tín dị đoan.

D. Công giáo.

Câu 3: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

B. Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.

C. Ép buộc người khác theo một tôn giáo nào đó.

D. Học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.

Giải thích

Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi ép buộc người khác theo một tôn giáo nào đó. Việc tham gia hay không tham gia bất kì tôn giáo nào đều là quyền riêng của mỗi công dân.

Câu 4: Hành vi nào sau đây cần lên án?

A. Ăn trộm tiền của chùa.

B. Vừa nghịch điện thoại vừa nghe giảng đạo.

C. Mặc quần áo ngắn khi đi chùa.

D. Cả A,B,C.

Câu 5: Hành vi của bà K trong tình huống sau đã vi phạm quyền nào của công dân?

Tình huống. Chị H và gia đình chị đều theo đạo Y. Đến khi lấy chồng, chị không muốn theo đạo Y để theo đạo P, cùng với đạo của chồng chị. Khi biết tin, bà K (mẹ chị H) không đồng ý, và ra sức ngăn cản. Bà K còn tuyên bố sẽ không gặp mặt chị H nữa nếu chị quyết tâm từ bỏ tôn giáo Y. Trong khi đó, ông M (bố chị H) không ngăn cản vì ông cho rằng, đây là quyền tự do của công dân, không ai có thể ngăn cản người khác theo hoặc không theo tôn giáo nào.

A. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

B. Bình đẳng trước pháp luật.

C. Được bảo hộ danh dự.

D. Tự do ngôn luận.

Giải thích

Trong tình huống trên, vì bà K có thái độ và hành động ngăn cản chị Y theo tôn giáo P nên đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 16/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023