logo

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo (trang 145, 146,...151)

Hướng dẫn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trang 145, 146,...151 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo (trang 145, 146,...151)

1. Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

a. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác là nghĩa vụ của mỗi công dân.

b. Mỗi người chỉ được theo một tín ngưỡng hoặc tham gia một tôn giáo quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

c. Các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được hoạt động tự do trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật Nhà nước Việt Nam

d. Công dân được tự do lựa chọn theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo mà không ai được cưỡng bức hay cản trở.

Trả lời:

- Em đồng ý với nhận định a, c, d.

- Em không đồng ý với nhận định b.

Mỗi người được phép lựa chọn theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo nào. Đó là quyền tự do lựa chọn của từng người miễn là trong khuôn khổ pháp luật, không xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích của người khác.


2. Theo em, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Theo em, các hành vi đó có thể dẫn đến hậu qủa gì?

a. Anh H lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, khám chữa bệnh cho người dân để trục lợi.

b. Chị P là tín đồ tôn giáo thực hiện tốt cả việc đạo và việc đời, luôn tuân thử và chấp hành tốt chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

c. Bố mẹ T ép buộc T phải theo một tôn giáo mà gia đình đang theo.

d. Khi biết gia đình chị H theo tôn giáo, gia đình bà B đã tìm cách ngăn cản con trai mình kết hôn với chị H

e. Chị N và anh G cùng tốt nghiệp một trường đại học, cả hai đều có đủ điều kiện và đạt yêu cầu tuyển dụng của Công ty K nhưng giám đốc công ty K lại kí quyết định nhận anh G vào làm việc với lí do anh G không theo tôn giáo.

Trả lời:

- Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo là: a, c, d, e.

- Hậu quả của các hành vi đó là ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của mỗi người. Nhiều trường hợp lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan làm hoạt động quản lí gặp khó khăn; một số trường hợp lợi dụng sinh hoạt tôn giáo để chống phá nhà nước, tuyên truyền sai sự thật làm câm phạm đến an ninh quốc gia, mát trật tự an toàn xã hội,…


3. Em hãy nêu những việc làm, những việc không nên làm để thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Trả lời:

* Những việc nên làm:

- Tôn trọng và đồng hành với quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác.

- Cung cấp đầy đủ thông tin về các tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau để người dân có thể hiểu biết và lựa chọn đúng đắn.

- Xây dựng các chính sách, cơ chế phù hợp để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân.

- Tôn trọng và bảo vệ các địa điểm tôn giáo và nơi thờ cúng.

- Thực hiện công tác giáo dục để nâng cao nhận thức và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân.

* Những việc không nên làm:

- Cấm các hoạt động tôn giáo hoặc tín ngưỡng của người khác mà không có cơ sở pháp lý.

- Chế giễu, xúc phạm hoặc đánh đập người khác vì họ có tôn giáo hoặc tín ngưỡng khác.

- Sử dụng tôn giáo hoặc tín ngưỡng để kích động, xúi giục hoặc gây ra sự căng thẳng trong xã hội.

- Cưỡng bức người khác phải tín theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của mình.

- Sử dụng tôn giáo hoặc tín ngưỡng để che đậy hoặc bảo vệ các hoạt động phạm pháp.


4. Em hãy xử lí các tình huống sau:

a. Nếu là người dân của xã X, em sẽ làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

b. Nếu là B, em sẽ xử lí như thế nào?

Trả lời:

a.  Nếu là người dân của xã X, em sẽ tố cáo hành vi lôi kéo, dụ dỗ của nhóm người này với cơ quan công an vì đã lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để truyền bá tư tưởng không phù hợp với thuần phong mỹ tục, kàm cho người dân trong xã mất đoàn kết. Để có bằng chứng chính xác, em sẽ ghi âm, quay phim hoặc chụp ảnh mỗi lần nhóm này tổ chức sinh hoạt cho người dân để cung cấp tài liệu cho công an. 

b. Nếu là B, em sẽ báo với chính quyền địa phương việc hàng xóm lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trang 145, 146,...151 trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 13/03/2023 - Cập nhật : 01/08/2023