logo

Soạn Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 15: Trung Quốc

Hướng dẫn Soạn Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 15: Trung Quốc ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 15: Trung Quốc 

Lý thuyết Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 15: Trung Quốc

Sơ đồ tư duy Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 15: Trung Quốc

Mở đầu trang 64 Bài 15 Lịch Sử 8: Bức tranh bên miêu tả cảnh tàu hơi nước của Anh tấn công và phá huỷ thuyền buồm của Trung Quốc tại Xuyên Tỵ, Quảng Châu vào năm 1840. Sự kiện đó không chỉ mở đầu cho cuộc Chiến tranh thuốc phiện mà còn mở đầu cho quá trình các cường quốc phương Tây xâm lược Trung Quốc. Vậy quá trình đó diễn ra như thế nào? Phong trào cách mạng nổi bật của nhân dân Trung Quốc trong thời kì này là gì?

Trả lời:

- Quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc:
+ Từ năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.

+ Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.

+ Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.

- Phong trào cách mạng nổi bật của nhân dân Trung Quốc trong thời kì này là: Cách mạng Tân Hợi (năm 1911)

Câu hỏi trang 64 Lịch Sử 8: Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Là một quốc gia có tiềm năng về nguyên liệu và thị trường rộng lớn. 

=> Vào thế kỉ XIX, Trung quốc trở thành đối tượng xâm lược của các nước đế quốc.

- Mở đầu tiên là Anh, lấy cớ triều đình nhà Thanh cấm buôn bán thuốc phiện, Anh gây chiến với Trung Quốc, thường gọi là chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842).

=> Triều đình nhà Thanh thất bại, kí Hiệp ước Nam Kinh với Anh.

- Sau Anh, các nước đế quốc khác tiếp tục kí với Trung Quốc nhiều hiệp ước, từng bước xác lập vùng ảnh hưởng, kiểm soát hoàn toàn về thương mại ở Trung Quốc. 

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang

+ Đức chiếm đóng Sơn Đông

+ Pháp chiếm đóng Vân Nam

+ Nga và Nhật chiếm đóng Đông Bắc Trung Quốc. 

Câu hỏi trang 65 Lịch Sử 8: Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.

Trả lời:

- Vào ngày 10 - 10 - 1911, cách mạng Tân Hợi đã nổ ra và chiến thắng tại Vũ Xương, lan rộng đến các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.

- Ngày 29 - 12 - 1911, chính phủ tạm thời thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.

- Vào ngày 12 - 2 - 1912, Hoàng đế Phổ Nghi đã thoái vị, chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Mãn Thanh bị đánh đổ.

- Cuối cùng, vào tháng 2 năm 1912, Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm khi thương lượng với Viên Thế Khải, quan đại thần của nhà Thanh, đồng ý để ông ta lên làm Tổng thống, và cách mạng kết thúc. Kết quả của cách mạng là lật đổ chính quyền nhà Thanh. Ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi là:

- Nó là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa phát triển ở Trung Quốc.

- Cách mạng Tân Hợi đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

- Tuy nhiên, cách mạng vẫn còn nhiều hạn chế, chẳng hạn như không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không đạt được mục tiêu chống phong kiến đến cùng.

Soạn Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 15: Trung Quốc (trang 64, 65)

Luyện tập - Vận dụng

Câu 1. Kết quả quan trọng nhất mà cuộc Cách mạng Tân Hợi đạt được là gì? Kết quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) có đáp ứng các nội dung của chủ nghĩa Tam dân không?

Trả lời

Cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) đã đánh dấu sự kết thúc của triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc. Tuy nhiên, kết quả của cách mạng chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu của chủ nghĩa Tam dân, bao gồm dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Trung Quốc vẫn tiếp tục lệ thuộc vào các nước phương Tây sau khi cách mạng kết thúc và vấn đề ruộng đất cho nông dân cũng không được giải quyết một cách đầy đủ.

Câu 2. Nội dung nào của tư tưởng Tam dân vẫn còn giá trị đối với xã hội hiện nay? Tại sao?

Trả lời

Tư tưởng Tam dân vẫn còn có giá trị cho xã hội hiện nay vì:

- Thứ nhất, chủ nghĩa dân tộc (Dân tộc độc lập) vẫn đúng trong việc tạo sức mạnh đoàn kết chống lại các đe dọa ngoại xâm. Tôn Trung Sơn cho rằng để đạt được độc lập dân tộc, Trung Quốc cần phát triển ý thức dân tộc và đoàn kết các dân tộc trong nước.

- Thứ hai, chủ nghĩa dân quyền (Dân quyền tự do) vẫn có ý nghĩa trong việc đảm bảo các quyền của nhân dân và của chính phủ. Tôn Trung Sơn đã xác định bốn quyền của nhân dân và năm quyền của chính phủ để thực hiện dân quyền. Tuy nhiên, để xem là một cơ quan chính trị dân quyền hoàn hảo, cần dùng bốn quyền của nhân dân để giám sát và quản lý năm quyền của chính phủ.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 15: Trung Quốc trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 02/03/2023 - Cập nhật : 16/03/2024