logo

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

 

Hướng dẫn Soạn GDCD 8 Cánh Diều Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết GDCD 8 Cánh Diều Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Mở đầu trang 24 Bài 5 GDCD 8: Em hãy chia sẻ một thông điệp về chủ đề: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên với các bạn trong lớp.

Trả lời:

Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Suy nghĩ xanh - Hành động xanh - Vì một Việt Nam xanh và sạch.

Bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi của chính mình.

Tiết kiệm điện vì một hành tinh xanh.

Khám phá trang 26 GDCD 8: Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

    Thông tin 1. Hiện nay, Trái Đất - ngôi nhà chung của chúng ta với gần 8 tỉ người sinh sống, đang phải oằn mình gánh chịu những hậu quả nặng nề do tính trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường. Tình trạng “lá phổi xanh” của Trái Đất ngày càng loang lỗ do nạn phá rừng gia tăng tại nhiều quốc gia. Tình trạng nóng lên của Trái Đất với nhiệt độ trung bình tăng lên, bởi lượng CO, và khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày càng gia tăng. Nhiệt độ tăng cao cũng khiến cho băng tan nhanh hơn. Tình trạng nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng tỉ người trên Trái Đất, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, quy hoạch đô thị và cuộc sống của người dân. Do vậy, vấn đề bảo vệ môi trường không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà còn là vấn đề cấp bách của toàn nhân loại. Ngày 05/6/1972 tại Xtốc-khôm (Thụy Điển), các nhà khoa học và đại diện chính phủ nhiều nước đã họp Hội nghị môi trường thế giới đầu tiên với sự tham gia của hơn 100 quốc gia và tổ chức. quốc tế với khẩu hiệu “Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta", sau đó thế giới. coi ngày 05/6 hằng năm là ngày Môi trường thế giới.

    Việt Nam cũng đang phải đối diện với nhiều vấn đề môi trường gay gắt như nạn phá rừng, xói mòn đất, ô nhiễm không khí, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển đe doạ tới các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và sự cạn kiệt nguồn gen, tỉnh trạng nước biển dâng.... Những vấn đề này đã đặt ra thách thức đối với sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong thời gian tới.

(Theo PGS.TSKH Trần Nguyễn Tuyên, Một số vấn đề về môi trường ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp. Trang thông tin điện tử Hội đồng lí luận trung ương, ngày 25/3/2021)

      Thông tin 2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nguồn tài nguyên trên thế giới. đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt. Ở nước ta, các tài nguyên thiên nhiên đang diễn biến theo chiều hướng xấu, tiếp tục bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng. Đây là hệ quả kéo dài của hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thiếu hợp lí, cùng với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên lãng phí. Chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên sau một thời gian dài khai thác tài nguyên thỏ, kĩ năng và năng suất lao động thấp, giá rẻ. Tài nguyên rừng bị thu hẹp. tài nguyên đa dạng sinh học suy giảm mạnh và các loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất cao, cạn kiệt và thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước; tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt; tài nguyên đất nông nghiệp bị giảm do chuyển sang phục vụ công nghiệp và dịch vụ; đất bị hạn hán, nhiễm mặn, hoang mạc hoá ngày một tăng.

(Theo bài viết Những vấn đề môi trường cấp bách của Việt Nam: Thực trạng, xu thế, thách thức và giải pháp, Tạp chỉ của Ban Tuyên giáo trung ương, ngày 27/11/2021)

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Câu hỏi:

a) Em hãy nêu những hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trong các thông tin và hình ảnh trên.

b) Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Trả lời:

a) - Hậu quả của ô nhiễm môi trường:

+ Đối với con người: ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của con người. Ví dụ: Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh, như: nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới, đột quỵ, đau tim, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính và ung thư phổi; Ô nhiễm nguồn nước gây nên một số bệnh như: các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh giun sán, các bệnh do muỗi truyền, các bệnh về mắt, ngoài da,...

+ Đối với các loài động, thực vật: ô nhiễm môi trường đã làm suy thoái, hủy hoại các hệ sinh thái; ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật, dẫn đến nhiều nguy cơ, như: bị biến đổi gen, bị suy giảm chức năng sinh sản,…

+ Đối với sự phát triển của các quốc gia: ô nhiễm môi trường gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến các vấn đề xã hội. Ví dụ: tiêu tốn ngân sách nhà nước cho việc khắc phục môi trường,…

- Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự sự phát triển kinh tế - xã hội của các cá nhân và đất nước.

b) Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để cho môi trường trong lành, đảm bảo cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển của đất nước trong tương lai.

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Khám phá trang 29 GDCD 8: Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Hiến pháp 2013

Điều 63 (trích)

1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khi hậu.

3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường (trích)

1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường (trích)

1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kĩ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

9. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

Luật Tài nguyên nước 2012

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm (trích)

1. Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các hành vi khác gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. 2. Xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; xả nước thải chưa qua xử lí hoặc xử lí chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật vào nguồn nước.

Luật Lâm nghiệp 2017

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp (trích)

1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.

3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.

Luật Thuỷ sản 2017

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thuỷ sản (trích)

1. Huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, hệ sinh thái thuỷ sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thuỷ sản.

7. Sử dụng chất, hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính huỷ diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thuỷ sản.

Luật Khoáng sản 2010

Điều 8. Những hành vi bị cấm (trích)

1. Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.

3. Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

a) Em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được nhắc đến trong mỗi hình ảnh trên.

b) Em hãy nêu các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Trả lời:

a) Hành vi vi phạm pháp luật trong mỗi ảnh:

- Ảnh 1: Chôn lấp chất thải trái phép => Hành vi này đã vi phạm quy định tại khoản 1 điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

- Ảnh 2: Nhà máy xả thải trái phép ra sông => Hành vi này đã vi phạm quy định tại khoản 2 điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

- Ảnh 3: Chặt phá rừng phòng hộ => Hành vi này đã vi phạm quy định tại khoản 1 điều 9 Luật Lâm nghiệp năm 2017.

b) Các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Trong hoạt động bảo vệ môi trường, nghiêm cấm những hành vi sau:

- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí. (5) Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.

- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ôdôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.

- Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Khám phá trang 31 GDCD 8: Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

 Thông tin 1. Cúc Phương là Vườn Quốc gia đầu tiên được thành lập ở Việt Nam vào năm 1962. Cùng với việc quản lí tài nguyên rừng, hệ sinh thái đá vôi và các nguồn gen động vật, thực vật hoang dã, thời gian qua, vườn quốc gia Cúc Phương đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo tồn các loại động vật hoang dã. Hiện nay, Vườn quốc gia Cúc phương đang thực hiện nhiều chương trình, dự án bảo tồn động vật hoang dã, gồm: Bảo tồn linh trưởng quý hiếm của Việt Nam, bảo tồn các loài thú ăn thịt nhỏ và tê tê, bảo tồn rùa. Về công tác giáo dục môi trường và dịch vụ. Vườn đã thực hiện tốt công tác tiếp thị tại chỗ, hướng dẫn nhiều đoàn khách tham quan để tuyên truyền, giáo dục môi trường cho cộng đồng và học sinh.

(Theo bài viết Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn Quốc gia Các Phương, Báo điện tử nhandan.vn, ngày 02/01/2020)

   Thông tin 2. Ngày 15/01/2019, Bộ Chính trị đã ki ban hành Nghị quyết số 39-NQ TW về việc nâng cao hiệu quả quản lí, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. Đối với tài nguyên thiên nhiên, Nghị quyết chỉ rõ các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Hoàn thiện hệ thống luật pháp thúc đẩy xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lí quốc gia phù hợp với chuẩn mực quốc tế; xử lí triệt để bất cập trong quản lí, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp, tiếp tục nâng cao tỉ lệ che phủ rừng và chất lượng rừng; xây dựng chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế biển, phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển; điều tra, đánh giá đầy đủ tiềm năng, trữ lượng tài nguyên khoáng sản, áp dụng phương pháp tiên tiến trong quản trị tài nguyên khoáng sản, dẩy mạnh công tác thăm dò, đánh giá tiềm năng nước mặt và nước ngầm, rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành cấp nước có tính tới tác động của biến dổi khí hậu và nước biển dâng.

(Theo Nghị quyết 39-NQ/TW về việc nâng cao hiệu quả quản lí, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế của Bộ Chính trị, ngày 15/01/2019)

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

a) Em hãy nêu những biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được thể hiện ở hình ảnh và thông tin trên.

b) Theo em, còn có những biện pháp cụ thể nào mang lại hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Trả lời: 

a) Những biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được thể hiện ở hình ảnh và thông tin trên:

Thông tin 1: Xây dựng vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; thực hiện nhiều chương trình, dự án bảo tồn động vật hoang dã, thực hiện công tác tiếp thị tại chỗ; tuyên truyền, giáo dục môi trường cho cộng đồng và học sinh.

Thông tin 2: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; xử lí triệt để bất cập trong quản lí, sử dụng đất; tiếp tục nâng cao tỉ lệ che phủ rừng; xây dựng chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế biển, ....

b) Một số biện pháp cụ thể để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

+ Không xả rác bừa bãi;

+ Hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa;

+ Tiết kiệm điện, nước,...

+ Nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên;

+ Phê phán, đấu tranh, góp ý với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên (phá rừng, săn bắt động vật trái phép,...).

+ Tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Ví dụ: hưởng ứng phong trào Ngày Trái Đất; tham gia các hoạt động dọn dẹp rác thải tại địa phương; tham gia Ngày hội “Môi trường Xanh – Nếp sống xanh”,…

Khám phá trang 32 GDCD 8: Em hãy đọc tình huống, trường hợp và trả lời câu hỏi

     Tình huống. Mặc dù đã được thầy cô tuyên truyền, nhắc nhở nhưng một số bạn trong lớp của Hùng vẫn bỏ rác không đúng nơi quy định, không tắt các thiết bị điện trong hòng học trước khi ra về. Hùng nhắc nhở thì một số bạn tỏ thái độ khó chịu. Hùng băn hoăn không biết làm thế nào để các bạn thay đổi những thói quen ảnh hưởng xấu tới môi trường.

      Trường hợp. Sau khi tham gia buổi ngoại khoá về chủ đề “Bảo vệ môi trường và tài quyên thiên nhiên", Bích đã áp dụng một số biện pháp ở nhà như kê bàn học cạnh cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên, sử dụng rác hữu cơ (rác từ rau, củ, quả) làm phân để bón cho cây cối, tái sử dụng đồ nhựa để làm một số đồ dùng trong gia đình,....

a) Nếu học cùng lớp với Hùng, em sẽ làm gì để các bạn thay đổi thói quen làm ảnh hưởng xấu đến môi trường?

b) Em hãy nhận xét về việc làm của Bích và cho biết ý nghĩa của các việc làm đó.

c) Em hãy liệt kê các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Trả lời:

a) Nếu học cùng lớp với Hùng, em sẽ:

+ Phân tích để các bạn hiểu những hậu quả của việc vứt rác bừa bãi và không tắt các thiết bị điện trước khi ra về. Từ đó, khuyên các bạn nên sửa đổi hành vi, có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

+ Nếu các bạn không nghe theo lời khuyên, em sẽ báo cáo sự việc với thầy cô giáo để nhờ sự can thiệp, hỗ trợ từ phía thầy, cô.

b) Việc làm của Bích rất sáng tạo và thông minh. Những việc làm đó giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ tài nguyên đất,...

c)

Những việc nên làm: - Những việc không nên làm:

 Không xả rác bừa bãi.

Hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa.

Tiết kiệm điện, nước,...

Đi bộ hoặc sử dụng xe đạp hay phương tiện giao thông công cộng khi di chuyển.

Tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.

Xả rác thải, nước thải bừa bãi.
Chặt rừng, đốt rừng để lấy gỗ.
Sử dụng nhiều túi ni lông, vứt túi ni lông bừa bãi.

Vi phạm hoặc bao che cho những những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 33 GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Các hộ gia đình nơi K đang sống luôn giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định.

B. Bạn X thường hạn chế dùng các chất khó phân huỷ như túi ni-lông, đồ nhựa sử dụng một lần.

C. Bạn E thường xuyên tham gia hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao hoạt động của cộng đồng về bảo vệ các loài động hoang dã, nguy cấp và quý hiếm.

D. Gia đình bạn G sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định khi trồng rau xanh.

Trả lời:

- Đồng ý với việc thực hiện các hoạt động A, B, C vì chúng có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Không tán thành việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động D vì nó có thể gây ra những tác động tiêu cực đến tài nguyên đất và nước.

Luyện tập 2 trang 33 GDCD 8: Theo em, mỗi người nên hay không nên làm những việc nào dưới đây? Vì sao?

A. Sử dụng lượng nước vừa đủ để rửa bát, làm sạch thực phẩm.

B. Thực hiện việc phân loại rác tại nguồn (rác thải hữu cơ, vô cơ, rác tái chế).

C. Không mở tủ lạnh quá lâu.

D. Tham gia câu lạc bộ tuyên truyền viên bảo vệ môi trường ở địa phương.

E. Đi bộ, đi xe đạp khi có thể hoặc sử dụng phương tiện công cộng.

Trả lời:

- Hành vi a) Sử dụng lượng nước vừa đủ để rửa bát, làm sạch thực phẩm.

=> Nên làm. Vì: hành vi này là một biện pháp giúp tiết kiệm tài nguyên nước.

- Hành vi b) Thực hiện việc phân loại rác tại nguồn (rác thải hữu cơ, vô cơ, rác tái chế).

=> Nên làm. Vì: việc phân loại rác thải đem lại nhiều lợi ích lớn, như:

+ Giúp giảm đi lượng rác thải ra môi trường, từ đó góp phần làm giảm tỉnh trạng ô nhiễm môi trường.

+ Giúp tiết kiệm thêm nhiều khoản chi phí khác như: thu gom, vận chuyển và xử lý.

+ Có thể tận dụng nguồn rác thải vào việc tái chế thành các sản phẩm có ích khác.

- Hành vi c) Không mở tủ lạnh quá lâu.

=> Nên làm. Vì: hành vi này là một biện pháp giúp tiết kiệm điện.

- Hành vi d) Tham gia câu lạc bộ tuyên truyền viên bảo vệ môi trường ở địa phương.

=> Nên làm. Vì: tham gia hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của mọi công dân trong đó có học sinh.

- Hành vi e) Đi bộ, đi xe đạp khi có thể hoặc sử dụng phương tiện công cộng.

=> Nên làm. Vì: hành động này sẽ giúp giảm một phần lượng khí thải ra môi trường; tiết kiệm nguồn năng lượng (ví dụ: xăng, dầu,…).

Luyện tập 3 trang 33 GDCD 8: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống. Trong quá trình hoạt động. Công ty chế biến thực phẩm X thường xuyên xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường, làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh.

Câu hỏi:

a) Em hãy nhận xét việc làm của Công ty X.

b) Nếu gia đình em đang sinh sống gần Công ty X, biết việc làm này em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

a) Công ty X đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

b) Nếu gia đình em đang sinh sống gần Công ty X, biết việc làm này em sẽ:

+ Bí mật thu thập bằng chứng (hình ảnh/ video) về những sai phạm của công ty X.

+ Tố cáo, gửi những bằng chứng đó tới cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Luyện tập 4 trang 33 GDCD 8: Hãy kể về một tấm gương tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà em biết.

Trả lời:

Một tấm gương tích cực về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà em biết là anh Nguyễn Văn A, một nông dân tại một xã miền núi. Anh đã thành lập một nhóm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên tại địa phương để giúp đỡ những người dân trong vùng học tập và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, như tập hợp các loại rác thải và tái chế chúng. Anh A cũng đã đẩy mạnh phong trào trồng cây, chống rừng chặt phá và bảo vệ động vật quý hiếm tại khu vực của mình. Những hoạt động của anh A đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 33 GDCD 8: Em hãy vẽ tranh/viết truyện sáng tác nhạc,... về chủ đề: Bảo vệ môi trường.

Trả lời:

Mẫu tham khảo:

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Vận dụng 2 trang 33 GDCD 8: Em hãy viết lại những điều em thấy cần thay đổi trong cách sinh hoạt hằng ngày để có thể tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Trả lời:

Để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, em nghĩ rằng cần thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày sau đây:

- Sử dụng nước một cách tiết kiệm bằng cách đóng kín vòi nước khi không sử dụng và không để nước chảy không cần thiết.

- Tắt các thiết bị điện tử khi không sử dụng, chẳng hạn như TV, máy tính, đèn điện, điều hòa.

- Tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên để giảm sử dụng điện năng.

- Sử dụng túi vải, hộp đựng thức ăn tái sử dụng thay vì sử dụng túi ni lông, hộp nhựa mỗi khi mua đồ ăn nhanh.

- Tách loại rác và tái chế các vật liệu như giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại để giảm lượng rác thải sinh ra. Những thay đổi nhỏ này có thể giúp chúng ta tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường một cách tích cực.

>>> Xem toàn bộ: Soạn GDCD 8 Cánh Diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 01/03/2023 - Cập nhật : 25/03/2024