logo

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Hướng dẫn Soạn GDCD 8 Cánh Diều Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Lý thuyết GDCD 8 Cánh Diều Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Mở đầu trang 34 Bài 6 GDCD 8: Em hãy cùng các bạn nêu những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về sự hòa thuận và hạnh phúc gia đình.

Trả lời:

- Một số câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về sự hòa thuận và hạnh phúc gia đình:

+ Anh em thuận hòa là nhà có phúc.

+ Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon.

+ Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn.

+ Con đi xa cách muôn nơi/ Công cha nghĩa mẹ đời đời không quên.

+ Gia đình là trường học của lòng khoan dung, vì nó luôn tồn tại và dạy chúng ta cách sống với những người khác.

+ Gia đình là nơi tiếp cho ta sức mạnh và niềm tin để vững bước trên đường đời, là chỗ dựa vững chắc để ta có thể dựa vào khi yếu đuối, và là nơi luôn chào đón mỗi lần ta quay về.

Khám phá trang 36 GDCD 8: Em hãy đọc các trường hợp, quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi

      Trường hợp 1. Do ghen tuông vô cớ, anh A thường đánh mắng vợ, gây bức xúc cho khu dân cư, thậm chí anh còn viết thư nặc danh gửi tới nơi vợ làm việc để hạ thấp nhân phẩm, danh dự của vợ.

      Trường hợp 2. Chị B ép buộc chồng đưa toàn bộ thu nhập hằng tháng cho chị quản lí, khi có việc cần chỉ tiêu, chồng chỉ phải hỏi xin vợ.

    Trường hợp 3. Do nghiện chơi trò chơi điện tử, mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng K thường xuyên xin tiền của bố mẹ. Khi bố mẹ không cho, K thường bực tức, cố ý đập phá đồ đạc trong gia đình.

    Trường hợp 4. Mặc dù sức khoẻ không cho phép, chị T vẫn bị chồng bắt ép sinh thêm con thứ ba.

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Câu hỏi:

a) Em hãy cho biết hình thức bạo lực gia đình và tác hại của hành vi bạo lực gia đình trong mỗi trường hợp trên.

b) Theo em, bạo lực gia đình có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội?

Trả lời:

a) Chỉ ra hình thức và tác hại của bạo lực gia đình:

- Trường hợp 1.

+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về thể chất và tinh thần (thể hiện qua chi tiết: anh A đánh, mắng vợ; viết thư nặc danh để hạ thấp nhân phẩm và danh dự của vợ).

+ Tác hại: gây tổn thương về thể chất và tinh thần cho vợ của anh A; hạnh phúc gia đình của anh A có nguy cơ tan vỡ.

- Trường hợp 2.

+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về kinh tế (thể hiện qua chi tiết: chị B ép buộc chồng phải đưa toàn bộ thu nhập cho mình).

+ Tác hại: gây áp lực, tổn thương tinh thần đối với chồng của chị B; khiến không khí trong gia đình chị B luôn căng thẳng.

- Trường hợp 3.

+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về kinh tế (thể hiện qua chi tiết: K đập phá đồ đạc trong gia đình).

+ Tác hại: khiến bố mẹ K buồn phiền; thiệt hại về kinh tế đối với gia đình K.

- Trường hợp 4.

+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về tình dục (thể hiện qua chi tiết: chị T bị chồng ép sinh thêm con thứ ba)

+ Tác hại: sức khỏe của chị T bị ảnh hưởng.

b) Bạo lực gia đình có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội:

Đối với người bị bạo lực: gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực (sức khỏe, danh dự, tính mạng, kinh tế,...)

Đối với gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình.

Đối với xã hội: làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội, gián tiếp gây ra các tệ nạn xã hội.

Khám phá trang 38 GDCD 8: Em hãy đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi

        Trường hợp 1. Do công việc bận rộn, anh Q thường xuyên về muộn. Vợ anh Q vì nghe lời xúi giục của đồng nghiệp nên đã tìm cách theo dõi, tra hỏi, ay nghiến anh.

       Trường hợp 2. Chồng chị H là người nóng tính và cục cằn nên thường đánh, mắng vợ con. Khi biết hàng xóm có ý định báo với cơ quan chức năng về hành vi bạo hành của mình, anh đã tìm cách ngăn cản, đe doạ họ.

Câu hỏi:

a) Căn cứ vào thông tin, em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong hai trường hợp trên.

b) Em hãy nêu một số quy định khác của pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình.

Trả lời:

a) Các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong hai trường hợp trên:

Trường hợp 1: Vi phạm mục b khoản 1 điều 3; khoản 2 điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2022);

Trường hợp 2: Vi phạm mục a khoản 1 điều 3; khoản 4 điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2022); 

b) Một số quy định khác của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình:

- Điều 31 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2017 quy định: các cá nhân có trách nhiệm thực quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; kịp thời ngăn chặn bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

- Khoản 1 Điều 42 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2017 quy định: người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí vi phạm hành chính, xử lí kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Khám phá trang 39 GDCD 8: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Câu hỏi:

a) Em hãy cho biết các nhân vật ở trong hình ảnh đã làm gì để phòng ngừa bạo lực gia đình.

b) Em hãy kể thêm một số việc làm để phòng ngừa bạo lực gia đình.

Trả lời:

a) Biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình của các nhân vật trong ảnh:

- Ảnh 1: Tham gia phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh.

- Ảnh 2: Tuyên truyền luật phòng, chống bạo lực gia đình; kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình.

- Ảnh 3: Bố mẹ thực hiện việc khuyên nhủ, tâm sự; không đánh, mắng con cái.

- Ảnh 4: Giữ thái độ quan tâm, chia sẻ, tôn trọng, bình đẳng trong ứng xử với các thành viên trong gia đình.

b) Một số việc làm để phòng ngừa bạo lực gia đình:

Quan tâm, chia sẻ, tôn trọng, bình đẳng trong ứng xử với các thành viên trong gia đình.

Nói không với mọi biểu hện bạo lực gia đình và các biểu hiện của tư tưởng gia trương, các quan niệm lạc hậu.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền Luật, Phòng chống bạo lực gia đình.

Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hoá, nếp sống văn minh.

Xử lí nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình.

Khám phá trang 40 GDCD 8: Em hãy cho biết các nhân vật bị bạo lực gia đình trong từng trường hợp trên đã làm gì để ứng phó với bạo lực gia đình.

Trả lời:

Biện pháp ứng phó với bạo lực gia đình của các nhân vật

- Trường hợp 1. Khi nhận diện thấy nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, chị D đã rời đi, tìm cách rời khỏi nhà hoặc tránh mặt chồng để đảm bảo an toàn cho bản thân.

- Trường hợp 2. Khi đối diện với tình huống bạo lực gia đình, bé A đã nhờ sự giúp đơc của những người đáng tin cậy.

- Trường hợp 3. Khi phát hiện tình huống bạo lực gia đình, ông X đã gọi điện đến tổng đài bảo vệ trẻ em để nhờ sự can thiệp, giúp đỡ.

- Trường hợp 4. Khi đối diện với tình huống bạo lực gia đình, bạn B đã đến gặp và xin tư vấn của chuyên gia tâm lí học đường.

Khám phá trang 40 GDCD 8: Người chứng kiến bạo lực gia đình có thể làm gì để ứng phó với bạo lực gia đình.

Trả lời:

Để ứng phó với bạo lực gia đình, người chứng kiến có thể:

- Ghi lại bằng chứng và trình báo sự việc tới cơ quan chức năng.

- Tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài.

- Phát tình huống khẩn cấm, như: kêu gọi sự giúp đỡ; gọi điện thoại cho đường dây nóng 111, 113 hoặc 115 (khi cần thiết).

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 41 GDCD 8: Em hãy chỉ ra hình thức và tác hại của những hành vi bạo lực gia đình dưới đây với cá nhân, gia đình, xã hội.

A. Vì không sinh được con trai nên chị X đã bị chồng và gia đình chồng ghét bỏ, cưỡng ép phải sinh thêm con dù đã có 3 con.

B. Chị H thường xuyên hắt hủi mẹ chồng, khiến bà phải bỏ nhà ra đi.

C. Anh A không cho vợ đi làm và giao lưu với các bạn, hằng tháng, anh chỉ cho vợ một khoản sinh hoạt phí rất nhỏ.

D. Do không đồng ý với quyết định phân chia tài sản của bố mẹ, anh em V xảy ra xích mích, cãi vã, thậm chí xô xát với nhau.

Trả lời:

 Hành vi a)

+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về tình dục

+ Tác hại: gây tổn thương đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chị X; hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ.

- Hành vi b)

+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về tinh thần

+ Tác hại: gây tổn thương về tinh thần cho mẹ chồng chị H

- Hành vi c)

+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về kinh tế

+ Tác hại: gây tổn thương về tinh thần cho vợ anh A; không khí gia đình luôn trong tình trạng căng thẳng.

- Hành vi d)

+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về thể chất

+ Tác hại: gây thương tích về thân thể với các thành viên trong gia đình; tình cảm anh em rạn nứt, không khí gia đình căng thẳng, ngột ngạt.

Luyện tập 2 trang 41 GDCD 8: Hành vi nào sau đây thể hiện việc thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và hành vi nào vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?

A. Anh Đ báo tin cho Uỷ ban nhân dân xã về việc hàng xóm của mình thường xuyên bạo hành mẹ đẻ.

B. Ông B không chịu trả chi phí khám chữa bệnh cho vợ sau khi đánh vợ ngất xỉu phải nhập viện.

C. Chị T từ chối cung cấp thông tin với cơ quan chức năng về việc chồng chị bạo hành tình dục với mình.

D. Ông bà Đ xúi giục con trai phải kiểm soát thu nhập của con dâu.

Trả lời:

- Hành vi thể hiện việc thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình: A

- Hành vi vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình: B, C, D

Luyện tập 3 trang 42 GDCD 8: Hãy thảo luận và đưa ra cách ứng phó với bạo lực gia đình trong các tình huống sau:

a. Bạn Đ (13 tuổi) bị bố ép buộc làm công việc nặng nhọc để đưa tiền cho bố uống rượu hằng ngày.

b. Sau khi bố mẹ li hôn, A sống với mẹ đẻ và thường xuyên bị mẹ ngăn cấm không cho liên lạc với bố và em gái.

Trả lời:

- Tình huống a) Cách ứng phó:

+ Bạn Đ nên tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài, ví dụ: người thân (ông bà, các chú/bác,…), người lớn đáng tin cậy, hoặc gọi điện đến tổng đài bảo vệ trẻ em (111) để nhờ sự giúp đỡ.

+ Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền luật Phòng, chống bạo lực gia đình và kĩ năng ứng phó với bạo lực gia đình.

- Tình huống b) Cách ứng phó:

+ Bạn A nên tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài, ví dụ: người thân (ông bà, các chú/bác,…), người lớn đáng tin cậy, hoặc gọi điện đến tổng đài bảo vệ trẻ em (111) hoặc chuyên gia tư vấn tâm lí học đường để nhờ sự giúp đỡ.

+ Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền luật Phòng, chống bạo lực gia đình và kĩ năng ứng phó với bạo lực gia đình.

Luyện tập 4 trang 42 GDCD 8: Em hãy tranh biện với các bạn để bày tỏ thái độ trước quan niệm: “Chuyện nhà, đóng cửa bảo nhau” khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình.

Trả lời:

Em không đồng ý hoàn toàn với quan niệm "chuyện nhà đóng cửa bảo", đặc biệt là trong trường hợp xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Nếu hành vi bạo lực gia đình không quá nghiêm trọng hoặc chỉ xảy ra một hoặc hai lần, có thể bỏ qua. Tuy nhiên, nếu hành vi bạo lực gia đình xảy ra quá nghiêm trọng hoặc liên tục, tôi cho rằng cần phải báo cho cơ quan chức năng để họ có biện pháp can thiệp và giúp đỡ.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 42 GDCD 8: Hãy viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về tác hại của bạo lực gia đình.

Trả lời:

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Trong cuộc sống mỗi người, gia đình luôn là điểm tựa vững chắc nhất. Gia đình không chỉ là nơi che nắng che mưa mà còn giúp cân bằng tinh thần, giúp con người thư giãn sau những ngày tháng mệt mỏi, áp lực. Đáng buồn thay, tình trạng bạo lực gia đình ngày nay ngày càng tăng. Bạo lực gia đình hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Hiểu đơn giản, bạo lực gia đình là những hành vi cố ý của một hoặc nhiều thành viên trong gia đình lên thành viên khác, gây tổn hại về thể chất, tinh thần. Mỗi gia đình có hoàn cảnh sống khác nhau, nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình cũng không giống nhau. Điển hình nhất chính là sự tha hóa về đạo đức của một số người. Đó còn là tư duy bất bình đẳng giới, gia trưởng; những mâu thuẫn không thể hóa giải về tình cảm và tiền bạc. Bạo lực nhìn thấy được là bạo lực về thể chất, có thể là vợ bị chồng đánh đập, con cái bị bố mẹ bạo hành. Còn bạo lực không thể nhìn thấy được là bạo lực về tinh thần. Không khó để liệt kê những hành vi đồi bại của nhiều gia đình hiện nay như: Chồng đánh vợ, bố mẹ đánh con cái hoặc con cái đánh đập, ngược đãi cha mẹ già. Đó còn là hành động lăng mạ, xúc phạm, xâm phạm thân thể thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình dẫn tới nhiều hệ lụy và hậu quả đáng tiếc, cần phải được bài trừ, xóa bỏ càng sớm càng tốt. Mỗi người chúng ta hãy chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình, dựng xây đất nước ngày một tốt đẹp hơn.

Vận dụng 2 trang 42 GDCD 8: Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền với chủ đề: Phê phán các hành vi bạo lực gia đình.

Trả lời:

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

>>> Xem toàn bộ: Soạn GDCD 8 Cánh Diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 01/03/2023 - Cập nhật : 26/03/2024