logo

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Hướng dẫn Soạn GDCD 8 Cánh Diều Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Lý thuyết GDCD 8 Cánh Diều Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Mở đầu trang 50 Bài 8 GDCD 8: Giả định mỗi tuần em nhận được 50.000 đồng tiền tiêu vặt. Em sẽ chi tiêu cho những khoản nào? Theo em, làm thế nào để chi tiêu hiệu quả số tiền đó?

Trả lời:

- Nếu mỗi tuần em nhận được 50.000 đồng, em sẽ chi tiêu số tiền đó vào các việc sau:
+ Mua sách, vở, đồ dùng học tập (khi cần thiết).

+ Tiết kiệm một khoản tiền nhỏ để mua quà tặng người thân, bạn bè vào những dịp đặc biệt (ví dụ: sinh nhật,…).

+ Dùng một khoản nhỏ để phục vụ nhu cầu giải trí (ví dụ: mua đồ chơi/ truyện tranh,…)

- Để chi tiêu hiệu quả số tiền đó, em cần phải:

+ Thiết lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp

+ Rèn luyện những thói quen chi tiêu hợp lí

+ Giữ thái độ quyết tâm thực hiện kế hoạch chi tiêu đã đề ra.

Khám phá trang 51 GDCD 8: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Câu hỏi:

a) Em hãy quan sát mỗi hình ảnh và cho biết bạn học sinh nào chi tiêu không có kế hoạch. Theo em, chi tiêu có kế hoạch sẽ mang lại lợi ích gì cho các bạn học sinh đó?

b) Em hãy cho biết vì sao mỗi người cần phải lập kế hoạch chi tiêu. Nếu chúng ta chi tiêu không có kế hoạch thì có thể rơi vào những hoàn cảnh nào?

Trả lời:

a) - Xác định các nhân vật chi tiêu có kế hoạch:

+ Tranh số 1: cả 2 bạn học sinh trong tranh đều chưa biết cách chi tiêu hợp lí.

+ Tranh số 2: nhờ chi tiêu hợp lí mà bạn học sinh nam đã tiết kiệm thêm được 100.000 đồng.

+ Tranh số 3: bạn học sinh nữ đã biết chi tiêu hợp lí, bạn ấy chỉ chi tiêu, mua những mặt hàng cần thiết.

+ Tranh số 4: cả 2 bạn học sinh trong bức tranh đều biết chi tiêu hợp lí.

- Ý nghĩa: nhờ có kế hoạch chi tiêu hợp lí, nên các bạn học sinh đã: cân đối được tài chính; tránh chi tiêu những khoản chi tiêu không cần thiết và tăng thêm khoản tiền tiết kiệm.

b) Mỗi người cần phải lập kế hoạch chi tiêu bởi vì chi tiêu có kế hoạch giúp chúng ta cân đối các khoản thu và chi một cách hợp lí; tránh được các khoản chi tiêu không cần thiết; có thể tăng tiết kiệm; chủ động về tài chính trong hiện tại và tương lai.

Khám phá trang 53 GDCD 8: Em hãy đọc trường hợp sau đây và trả lời câu hỏi

      Trường hợp 1. Hằng tháng, hà được bố mẹ cho 200 000 đồng để chi tiêu và dự phòng khi cần đến. Số tiền tuy nhỏ nhưng là công sức làm việc vất vả của bố mẹ nên Hà ý thức được việc phải chi tiêu có kế hoạch. hà đtj mục tiêu tiết kiệm tiền chi tiêu hằng tháng để mua sách vở, đồ dùng học tập cho năm học mới. Sau khi tham khảo cách lập kế hoạch chi tiêu qua sách báo, Hà tự lập kế hoạch chi tiêu của mình cụ thể như sau:

A. Tính toán các khoản tiền có được trong mỗi tháng bao gồm tiền từ bố mẹ, người thân cho hay bất kì khoản thu nào có được trong tháng. Trên cơ sở đó, Hà xác định mục tiêu mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 20% tổng số tiền có được.

B. Sau khi để riêng khoản tiền tiết kiệm, Hà xác định một danh sách những khoản cần chỉ tiêu trong tháng cho nhu cầu thiết yếu, mua đồ dùng học tập, các khoản chỉ tiêu cá nhân và dự phòng. Hà phân chia số tiền có được cho các khoản chỉ này sao cho cân đối với số tiền có được hằng tháng.

C. Hà thực hiện theo đúng kế hoạch chỉ tiêu đã lập, thường xuyên theo dõi và ghi chép lại nhật kí chi tiêu của bản thân.

D. Hà thiết lập các quy tắc chi tiêu để có thể thực hiện đúng kế hoạch đặt ra, bao gồm việc chi tiêu vừa đủ cho các nhu cầu thiết yếu, nói không với lãng phí; cắt giảm các khoản chỉ không cần thiết; phân định rõ ràng giữa mong muốn và nhu cầu để có thể cắt giảm hiệu quả.

E. Cuối tháng. Hà kiểm tra lại các khoản chi tiêu của mình trong tháng xem khoản chỉ tiêu nào không cần thiết hoặc có thể cắt giảm để điều chỉnh kế hoạch chỉ tiêu cho tháng sau hợp lí hơn.

    Nhờ nghiêm túc và kiên trì thực hiện chỉ tiêu theo kế hoạch đã lập, đầu năm học mới, Hà đã có một khoản tiền tiết kiệm đủ để mua sách vở và đồ dùng học tập cho mình.

     Trường hợp 2. An ghi chép nhật kí chi tiêu mỗi tháng của mình theo bảng dưới đây:

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Câu hỏi:

a) Theo em, bạn Hà trong trường hợp 1 lập kế hoạch chi tiêu gồm mấy bước? Em hãy đặt tên cho từng bước trong kế hoạch chi tiêu đó.

b) Em có nhận xét gì về thói quen chi tiêu của bạn An trong trường hợp 2? Từ đó, em hãy rút ra bài học về cách rèn luyện để tạo thói quen chi tiêu hợp lí cho bản thân.

Trả lời:

a) Bạn Hà trong trường hợp 1 lập kế hoạch chi tiêu gồm 5 bước.

Bước 1: Xác định mục tiêu của kế hoạch và thời hạn thực hiện dựa trên số tiền đó.

Bước 2: Xác định các khoản cần chi;

Bước 3: Thiết lập nguyên tắc thu, chi

Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu

Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp

b) - Nhận xét: thói quen chi tiêu của bạn An có những điểm hợp lí nhưng cũng còn tồn tại một số hạn chế.

+ Điểm hợp lí thể hiện ở việc: (1) bạn An đã biết cách thống kê các khoản thu - chi trong 1 tháng của bản thân; (2) chia khoản tiền hiện có thành các mục nhỏ, như: mua đồ ăn sáng; mua đồ dùng học tập; giải trí, thiện nguyện và tiết kiệm.

+ Điểm hạn chế: (1) chưa xác định được những khoản chi tiêu thiết yếu và không thiết yếu; (2) chưa đặt ra mục tiêu tiết kiệm cụ thể cho từng tháng; (3) khoản chi cho nhu cầu giải trí ở tháng 2 quá lớn (chiếm tới 40% tổng số tiền mà bạn hiện có); (4) bạn An còn chi tiêu tùy hứng, kế hoạch chi tiêu chưa cụ thể (tháng 1 chỉ dành 20.000 đồng cho mục đích giải trí; nhưng tháng 2, An dành tới 120.000 đồng để giải trí)

- Bài học cho bản thân:

+ Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

+ Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

+ Chỉ mua những thứ cần thiết, trong khả năng chi trả của bản thân.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 53 GDCD 8: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí.

B. Khi ai đó rơi vào nợ nần, nếu biết lập kế hoạch chi tiêu và cân đối thu chi hợp lí thì có thể thoát khỏi tình trạng đó.

C. Lập kế hoạch chi tiêu làm cho việc sử dụng tiền không được thoải mái.

D. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta có thể chủ động trong những hoàn cảnh bất ngờ phát sinh.

Trả lời:

Em đồng tình với ý kiến A, B, D. Vì đây là sự cần thiết khi lập kế hoạch chi tiêu.

Em không đồng tình với ý kiến C. Vì lập kế hoạch chi tiêu là sử dụng tiền một cách hợp lý, đúng mục đích và đã được cân nhắc.

Luyện tập 2 trang 54 GDCD 8: Em hãy nhận xét việc làm của các bạn trong những trường hợp dưới đây:

a. Lan có thói quen ghi chép lại các khoản thu chỉ của mình để đảm bảo cân đối giữa thu và chỉ, tránh tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền tiêu.

b. Thấy bạn thân hay mua đồ ăn vặt, Nam nhắc nhở và khuyên bạn không nên chi tiêu như vậy vì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ.

c. Bạn H có thói quen chi tiêu không kiểm soát nên thường xuyên xin thêm tiền của bố mẹ.

d. Bạn Bình lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng. Sau một thời gian, Bình nhận thấy chỉ lớn hơn thu và đã xem lại phần chi tiêu của các tháng trước. Nhận ra một số khoản chỉ chưa hợp lí nên Bình cắt giảm ngay.

Trả lời:

- Trường hợp a) Nhận xét: bạn Lan đã thiết lập được cho mình một thói quen chi tiêu hợp lí. Thói quen chi tiêu này giúp Lan có thể cân đối tài chính, tránh chi tiêu vào những việc không cần thiết.

- Trường hợp b) Nhận xét: Bạn Nam đã biết cách chi tiêu hợp lí; đồng thời, hành động của Nam còn cho thấy, bạn ấy có sự quan tâm tới bạn bè và có ý thức giữ gìn sức khỏe

- Trường hợp c) Nhận xét: Bạn H chưa biết cách lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng: chưa hết tháng H đã hết tiền tiêu.

- Trường hợp d) Nhận xét: Bạn Bình đã biết cách điều chỉnh thói quen chi tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

Luyện tập 3 trang 54 GDCD 8: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

a. Thu nhập của anh trai bạn X tương đối cao nhưng tháng nào chi tiêu cũng không đủ. Cuối tháng, anh của X thường xuyên phải mua hàng chịu rồi đầu tháng có lương thanh toán sau.

Nếu em là X, em sẽ khuyên anh trai như thế nào?

b. Hễ có tiền là K tiêu hết luôn. Khi thấy bạn bè có món đồ nào trông lạ mắt, K lại đua dòi, xin tiền bố mẹ để mua bằng được. Thấy K nhiều lần mua đồ chỉ chơi một lần là chán, có nhiều thứ còn chưa dùng đến, bạn thân khuyên K không nên lãng phí như vậy nhưng K không nghe.

Em hãy nhận xét thói quen chi tiêu của K. Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên K như thế nào?

Trả lời:

a. Nếu em là X, em sẽ khuyên anh trai của mình nên áp dụng kế hoạch chi tiêu thông minh bằng cách đặt ra một ngân sách cho mỗi tháng, tìm cách tiết kiệm chi phí không cần thiết và tập trung vào việc đầu tư cho tương lai.

b. Thói quen chi tiêu quá đà của K đang ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của K. Nếu em là bạn của K, em sẽ khuyên K nên tập trung vào việc đặt ra một mục tiêu tiết kiệm và đầu tư cho tương lai, cân nhắc mỗi lần chi tiêu và tránh tham lam bằng cách so sánh mình với người khác. Hơn nữa, em sẽ giúp K nhận ra rằng việc tiết kiệm và chi tiêu có trách nhiệm không chỉ là để đạt được mục tiêu cá nhân mà còn để giúp đỡ những người khác trong cộng đồng.

Luyện tập 4 trang 54 GDCD 8: Em hãy nêu những thói quen chi tiêu không hợp lí mà em biết và đề xuất cách khắc phục.

Trả lời:

- Chi tiêu không có kế hoạch: Khi không có kế hoạch chi tiêu cụ thể, chúng ta dễ dàng mua những thứ mình không cần và không thể kiểm soát được chi tiêu của mình. Để khắc phục, chúng ta nên lập kế hoạch chi tiêu cụ thể và theo dõi chi tiêu của mình hàng ngày.

- Mua sắm quá nhiều đồ đạc: chúng ta dễ dàng mua sắm những thứ mình không cần thiết, chỉ để tạo ra cảm giác hưng phấn trong thời điểm đó. Để khắc phục, chúng ta nên đặt giới hạn cho mình về số lượng và tần suất mua sắm, chỉ mua những thứ thật sự cần thiết.

- Chi tiêu trên khả năng: đôi khi chúng ta chi tiêu quá nhiều, vượt quá khả năng tài chính của mình, gây ra nợ nần và khó khăn trong tài chính. Để khắc phục, chúng ta cần đánh giá lại thu nhập và chi tiêu của mình, chỉ chi tiêu những khoản tiền chúng ta có thể trả được.

- Không tiết kiệm: nếu chúng ta không có thói quen tiết kiệm, chúng ta sẽ không có tiền để đầu tư hoặc đối mặt với những tình huống khó khăn. Để khắc phục, chúng ta nên thiết lập một khoản tiết kiệm hàng tháng và đưa nó vào kế hoạch chi tiêu của mình.

- Sử dụng thẻ tín dụng không có kế hoạch: sử dụng thẻ tín dụng một cách tùy tiện có thể dẫn đến nợ nần và lãi suất cao. Để khắc phục, chúng ta nên sử dụng thẻ tín dụng một cách hợp lý và có kế hoạch trả tiền nợ đúng hạn.

Luyện tập 5 trang 54 GDCD 8: Em hãy lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng của bản thân cho hợp lí.

Trả lời:

* Mục tiêu: Chi tiêu hợp lí trong một tháng. Mỗi tháng tiết kiệm được 50.000 đồng.

* Các bước lập kế hoạch:

- Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có

+ Mục tiêu: chi tiêu hợp lí trong một tháng. Mỗi tháng tiết kiệm được 50.000 đồng.

+ Thời gian thực hiện: 1 tháng

+ Nguồn lực hiện có: tiền bố mẹ cho để ăn sáng và tiêu vặt hàng tháng (500.000 đồng); tiền thu được từ việc thu gom, bán phế liệu (50.000 đồng)

Bước 2: Xác định các khoản cần chi

+ Khoản chi cố định: ăn sáng, mua nước uống, mua vở, bút,...

+ Khoản chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt: mua truyện, sách tham khảo…

+ Khoản chi phát sinh: quà mừng sinh nhật, liên hoan bạn bè,....

+ Tiết kiệm dự phòng....

Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi

+ Chi tiêu thiết yếu: 65% (khoảng 357.500 đồng)

+ Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt: 15% (khoảng 82.500 đồng).

+ Chi phí phát sinh: 10% (khoảng 55.000 đồng)

+ Tiết kiệm dự phòng: 10% (khoảng 55.000 đồng)

- Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu

- Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 54 GDCD 8: Em hãy thực hiện kế hoạch chi tiêu đã đề ra ở bài luyện tập 5.

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện

Vận dụng 2 trang 54 GDCD 8: Em hãy sưu tầm công cụ ứng dụng giúp chi tiêu hợp lí và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Ứng dụng quản lý chi tiêu: Ví dụ như Money Lover, Expense Manager, Wallet. Ứng dụng này giúp ghi nhận các khoản chi tiêu, theo dõi ngân sách, và tạo ra các báo cáo chi tiêu để giúp bạn quản lý chi tiêu một cách hiệu quả hơn.

Bảng tính: Sử dụng Excel hoặc Google Sheets để tạo bảng tính chi tiêu. Bạn có thể tạo ra các cột cho các khoản chi tiêu khác nhau, như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn uống, và tổng hợp tổng số tiền đã chi tiêu.

Tài liệu ghi chép: Sử dụng một cuốn sổ tay hoặc một tài liệu để ghi chép tất cả các khoản chi tiêu của mình. Bạn có thể tạo ra các danh mục khác nhau, như tiền điện, tiền nước, tiền ăn uống, tiền đi lại, và đánh dấu chúng khi bạn đã chi tiêu.

Thẻ tín dụng: Nếu bạn có thẻ tín dụng, hãy sử dụng chúng một cách cẩn thận để quản lý chi tiêu. Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán các khoản chi tiêu lớn, như mua sắm đồ điện tử hoặc đồ nội thất, để giúp bạn quản lý chi tiêu và tích lũy điểm thưởng.

Ứng dụng tiết kiệm: Ví dụ như Digit, Qapital, Acorns. Ứng dụng này giúp tiết kiệm tiền một cách tự động bằng cách làm tròn các giao dịch hoặc tạo ra các mục tiết kiệm theo mục đích.

>>> Xem toàn bộ: Soạn GDCD 8 Cánh Diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 01/03/2023 - Cập nhật : 26/03/2024