logo

Lý thuyết GDCD 8 Cánh Diều Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Tóm tắt Lý thuyết GDCD 8 Cánh Diều Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết GDCD 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu

Soạn GDCD 8 Cánh Diều Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Sơ đồ tư duy Giáo dục công dân 8 Cánh Diều Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu


1. Sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu

- Kế hoạch chi tiêu là một công cụ giúp phân bổ tiền bạc cho những mục đích cụ thể trong một thời gian nhất định. 

- Việc lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu là rất cần thiết để đảm bảo sự cân đối giữa các khoản thu và chi, từ đó giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí không cần thiết và tạo ra khoản tiết kiệm hữu ích cho tương lai. 

- Ngoài ra, việc lập kế hoạch chi tiêu còn giúp chúng ta tự chủ về tài chính, có thể ứng phó với những tình huống bất ngờ và đạt được mục tiêu tài chính của bản thân.

Lý thuyết GDCD 8 Cánh Diều Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

2. Cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu

- Để có thể quản lý tài chính hiệu quả, việc lập kế hoạch chi tiêu là vô cùng quan trọng. Để thực hiện điều này, chúng ta có thể áp dụng 5 bước sau đây: 

+ Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể và thời hạn để hoàn thành dựa trên tài chính hiện có; 

+ Bước 2: Xác định các khoản chi tiêu cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra; 

+ Bước 3: Thiết lập nguyên tắc thu và chi tiêu hợp lý, cân bằng thu và chi để tránh tình trạng chi lớn hơn thu; 

+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu theo đúng nguyên tắc đã đặt ra; 

+ Bước 5: Định kỳ kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp với tình hình tài chính thực tế. Việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ giúp chúng ta tạo thói quen chi tiêu hợp lí, cân đối thu chi hằng tháng, từ đó tránh được những khoản chi không cần thiết và tiết kiệm được nhiều tiền hơn cho tương lai.


3. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Câu 1: Mẹ đưa cho Tùng 100 000 đồng đi chợ mua thức ăn. Vừa ra đến chợ, Tùng gặp cô hàng xóm ngồi bán cá và mời em mua mớ cá tươi với giá 90 000 đồng, Tùng muốn mua ủng hộ cô nhưng mẹ dặn Tùng phải mua cả rau và mắm, muối. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì?

A. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 45 000 đồng tiền cá còn lại để mua rau 10 000 đồng và 25 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối

B. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 80 000 đồng tiền cá còn lại để 10 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối.

C. Em sẽ mua 90 000 đồng tiền cá để ủng hộ cô hàng xóm.

D. Đáp án khác

Câu 2: Để đáp ứng một nhu cầu nào đó trong tương lai với số tiền sử dụng lớn cần lập loại kế hoạch tài chính cá nhân nào?

A. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.

B. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.

C. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.

D. Cả B và C đều đúng.

Giải thích:

Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn là bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện được một mục tiêu nào đó quan trọng với số tiền sử dụng lớn trong tương lai.

Câu 3: Bước đầu tiên của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

A. Đặt mục tiêu tài chính cá nhân.

B. Đánh giá tình hình tài chính cá nhân.

C. Phân chia dòng tiền cho các quỹ.

D. Lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng quỹ.

Giải thích:

Các bước lập kế hoạch tài chính:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể và thời hạn để hoàn thành dựa trên tài chính hiện có; 

+ Bước 2: Xác định các khoản chi tiêu cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra; 

+ Bước 3: Thiết lập nguyên tắc thu và chi tiêu hợp lý, cân bằng thu và chi để tránh tình trạng chi lớn hơn thu; 

+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu theo đúng nguyên tắc đã đặt ra; 

+ Bước 5: Định kỳ kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp với tình hình tài chính thực tế. 

Câu 4: Lựa chọn ưu tiên nhất khi áp dụng nguyên tắc chi tiêu trong gia đình là gì?

A. Lựa chọn nhu cầu chung của tất cả mọi người.

B. Lựa chọn nhu cầu đáp đứng được cho nhiều người.

C. Lựa chọn nhu cầu cá nhân thiết yếu.

Giải thích:

Lựa chọn ưu tiên nhất khi áp dụng nguyên tắc chi tiêu trong gia đình là lựa chọn nhu cầu đáp đứng được cho nhiều người, điều này sẽ làm giảm được chi phí đáng kể thay vì từng nhu cầu cá nhân thiết yếu. 

Câu 5: Để lập kế hoạch tổ chức một sự kiện, chúng ta cần làm những việc gì?

A. Xác định thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện

B. Dự kiến các khoản cần chi tiêu, số người tham gia và số tiền cần chi

C. Lên kế hoạch tiết kiệm và lập danh mục chi tiêu

D. Cả A, B, C

Câu 6: Một số cách để tiết kiệm tiền là?

A. So sánh giá để tìm được sản phẩm phù hợp với số tiền mình có

B. Loại bỏ những đồ chưa thực sự cần dùng và mong muốn

C. Thiết lập danh sách những thứ thực sự cần thiết phải mua

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây không thể lập kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn?

A. C muốn có bút mới nên đã tiết kiệm để mua đồ dùng học tập.

B. Gần Tết H kiệm để mua quần áo mới.

C. B đi học thấy gần trường bán bộ đồ chơi mình yêu thích nên đã tiết kiệm để mua một bộ.

D. Cô A tiết kiệm để năm sau làm đám cưới cho con trai.

Giải thích:

Với trường hợp trên, cô A cần thực hiện kế hoạch dài chính dài hạn từ giờ cho đến năm sau vì chi phí cho một đám cưới bao gồm nhiều khoản như: Chi phí tổ chức lễ dạm ngõ, chi phí lễ ăn hỏi, chi phí tổ chức đám cưới…Với một kế hạch ngắn hạn, cô A không thể tiết kiệm đủ chi phí để tổ chức cho con trai của mình. 

Câu 8: Hằng có 300 000 đồng tiền mừng tuổi. Em dự định dùng số tiền này để mua một chiếc áo ấm vì chiếc áo đã cũ và hơi ngắn nhưng vẫn tạm mặc được. Tuy nhiên, đợt này công việc của bố Hằng gặp nhiều khó khăn nên chi phí sinh hoạt trong gia đình cũng hạn hẹp. Nếu em là Hằng, em sẽ xử lí như thế nào?

A. Hằng tạm thời chưa nên mua áo mới vì chiếc áo cũ vẫn mặc tạm được và 300 000 có thể để dành cho các hoạt động cần thiết hơn (học tập, sinh hoạt) trong cuộc sống khi gia đình đang có khó khăn.

B. Hằng có thể mua chiếc áo mới vì chiếc áo cũ đã ngắn và đây là khoản chi cần thiết, chính đáng

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quản lí chi tiêu?

A. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và chắt bóp

B. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và tằn tiện

C. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho hiệu quả và hợp lí

D. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và có nhiều lợi ích nhất

Câu 10: Tại sao trong bản kế hoạch phải có nội dung các khoản chi?

A. Để chi tiêu hợp lí, hiệu quả, đúng kế hoạch

B. Để có thể tiêu ít tiền hơn dự tính

C. Để có thể tiêu nhiều hơn dự tính

D. Cả 3 ý trên

Giải thích:

 Trong bản kế hoạch, để chi tiêu hợp lí, hiệu quả, đúng kế hoạch ta cần phải ghi đầy đủ nội dung các khoản chi, giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí không cần thiết, chủ động về tài chính và tạo ra khoản tiết kiệm hữu ích cho tương lai. 

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết GDCD 8 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết GDCD 8 Cánh Diều Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 10/03/2023 - Cập nhật : 07/08/2023