logo

Lý thuyết GDCD 8 Cánh Diều Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Tóm tắt Lý thuyết GDCD 8 Cánh Diều Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết GDCD 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Soạn GDCD 8 Cánh Diều Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Sơ đồ tư duy Giáo dục công dân 8 Cánh Diều Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên


1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người và sinh vật, cũng như sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của quốc gia. 

- Sự trong lành của môi trường có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cuộc sống của con người, trong khi tài nguyên thiên nhiên là nguồn cung cấp cần thiết cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

- Do đó, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là cần thiết để đảm bảo sự trong lành của môi trường và cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai.

Lý thuyết GDCD 8 Cánh Diều Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (trang 24)

2. Một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Có những quy định cơ bản trong pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: 

- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả công dân, cơ quan và tổ chức. 

- Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bị nghiêm cấm. 

- Các tổ chức và cá nhân gây thiệt hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên sẽ bị xử lý nghiêm và phải chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường thiệt hại.


3. Một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Một số biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển bền vững.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Khai thác hợp lí và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.

- Phát huy vai trò của cá nhân, cộng đồng trong giám sát hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.


4. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Để đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, mỗi học sinh cần: 

- Nghiêm túc và tận tâm thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

- Tự giác và tích cực tham gia vào các hoạt động và phong trào bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

- Lan tỏa và tuyên truyền để kêu gọi mọi người thực hiện bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

- Phê bình những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.


5. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Câu 1: Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào 

A. Tháng 8 - 1991.

B. Tháng 1 - 1994.

C. Tháng 12 - 2003.

D. Tháng 4 - 2007.

Giải thích:

Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá IX kì họp thứ tư thông qua ngày 27.12.1993 và được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào tháng 1 - 1994 bởi Lệnh số 29/L-CTN.

Câu 2: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách:

A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng.

B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.

C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.

D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm.

Câu 3: Các ngày lễ bảo vệ môi trường là :

A. Ngày 14/3: Ngày Quốc tế hành động vì các Dòng sông

B. 21 tháng 3: Ngày rừng Thế giới

C. 22 tháng 3: Ngày nước Thế giới

D. Tất cả đáp án đúng

Câu 4: Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ

A. Mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng

B. Cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

C. Phạt cảnh cáo

D. A, B đúng

Câu 5: Di sản thiên nhiên Việt Nam nào sau đây được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới

A. Vịnh Hạ Long

B. Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng

C. Cao nguyên đá Đồng Văn

D. Tất cả đều đúng

Giải thích:

+ Vịnh Hạ Long: Được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào các ngày: 17/12/1994 và ngày 02/12/2000 và được công nhận trở thành một trong 7 kì quan Thiên nhiên mới của thế giới.

+ Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003, và ngày 3 tháng 7 năm 2015 theo tiêu chí địa chất, địa mạo và đa dạng sinh học.

+ Cao nguyên đá Đồng Văn là công viên địa chất toàn cầu đầu tiên ở Việt Nam được Unesco là di sản thiên nhiên thế giới vào ngày 3/10/2010.

Câu 6: Để phòng chống lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì?

A. Đốt rừng để làm nương rẫy

B. Chặt bỏ lấy diện tích để làm nhà sinh sống

C. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây

D. Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền

Câu 7: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm quan sát thiên nhiên của con người

A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

B. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.

C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

D. Không đáp án nào đúng

Giải thích:

Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa là một câu thành ngữ nói về kinh nghiệm xem thời tiết của người xưa dùng để dạy bảo con cháu khi thấy trời đông chớp nháy có nghĩa là sấm chớp dấu hiệu sắp mưa.

Câu 8: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách :

A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng.

B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.

C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.

D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm

Giải thích:

- Biện pháp thủy lợi:

+ Chống úng, lụt trong mùa mưa bão, đảm bảo lượng nước cho mùa khô

+ Cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác.

- Biện pháp canh tác nông - lâm:

+ Làm ruộng bậc thang

+ Trồng cây theo băng

Câu 9: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là 

A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.

B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.

C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.

D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh.

Câu 10: Đâu chưa phải là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học 

A. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.

B. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

C. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.

D. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.

Giải thích:

- Ở nước ta, tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng chưa phải là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, cần có những biệp pháp kết hợp việc bảo vệ rừng như:

+ Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.

+ Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết GDCD 8 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết GDCD 8 Cánh Diều Bài 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 10/03/2023 - Cập nhật : 07/08/2023