logo

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

Hướng dẫn Soạn GDCD 8 Cánh Diều Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

Lý thuyết GDCD 8 Cánh Diều Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

Mở đầu trang 43 Bài 7 GDCD 8: Em hãy đặt tên cho mỗi hình ảnh dưới đây và kết nối các hình ảnh đó thành một câu chuyện liên quan đến chủ đề bài học.

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

Trả lời:

- Đặt tên và kết nối các bức ảnh:

+ Ảnh 1: Xác định mục tiêu và kế hoạch học tập đúng đắn, khoa học, phù hợp với năng lực của bản thân.

+ Ảnh 2: Cố gắng, kiên trì và nỗ lực học tập để đạt được mục tiêu đã đề ra.

+ Ảnh 3: Nhận được thành quả xứng đáng từ sự nỗ lực, chăm chỉ học tập.

Khám phá trang 44 GDCD 8: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

Câu hỏi:

a) Em hãy gọi tên các mục tiêu cá nhân cho phù hợp với mỗi hình ảnh.

b) Theo em, mục tiêu cá nhân là gì? Nếu căn cứ vào thời gian thực hiện mục tiêu thì có thể chia thành những loại mục tiêu nào?

Trả lời:

a) Gọi tên mục tiêu cá nhân cho phù hợp

- Ảnh 1: mục tiêu học tập và mục tiêu ngắn hạn

- Ảnh 2: mục tiêu sức khỏe và mục tiêu trung hạn.

- Ảnh 3: mục tiêu phát triển bản thân và mục tiêu dài hạn.

- Ảnh 4: mục tiêu tài chính và mục tiêu ngắn hạn.

- Ảnh 5: mục tiêu gia đình và mục tiêu ngắn hạn.

b) Mục tiêu cá nhân là những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định.

Căn cứ vào thời gian thực hiện, mục tiêu có thể chia thành:

- Mục tiêu ngắn hạn (dưới 3 tháng)

- Mục tiêu trung hạn (từ 3 - 6 tháng)

- Mục tiêu dài hạn (trên 6 tháng)

Khám phá trang 46 GDCD 8: Em hãy đọc câu chuyện dưới dây và trả lời câu hỏi

CUỘC THI BƠI CỦA NGƯỜI THỦY DO THÁI

Chuyện xảy ra tại một trường học của người Do Thái, thầy giáo đưa các học trò của mình tới một vịnh nhỏ để thị bởi xem ai có thể bơi xa nhất. Một số học sinh liền lao mình xuống nước và bắt đầu bơi, số còn lại bối rối đứng trên bờ, không tham gia cuộc thi. Thầy giáo chèo một chiếc thuyền lớn theo sau học trò của mình. Bởi chưa được nửa dặm, tất cả đều trèo lên thuyền của thầy vì cảm thấy kiệt sức không thể bơi tiếp. Người thầy chỉ cười và tiếp tục chèo thuyền ra xa hơn. Khi cách bờ khoảng một dặm, thầy ra lệnh cho học sinh nhảy ra khỏi thuyền và bơi vào bờ ngay vì thuyền sắp chim. Tất cả nhảy xuống, gắng hết sức bơi vào bờ mà không dám ngoái đầu trở lại, thầy giáo vẫn bơi đằng sau nhưng luôn giữ một khoảng đủ để quan sát và hỗ trợ khi cần.

Một lát sau, tất cả các học trò đều bơi vào bờ bình an vô sự. Nhìn những học trò không dám bơi, thầy hỏi tại sao các em không tham gia? Các học trò đó trả lời vì họ thấy biển mênh mông, không biết bơi đi đâu nên họ cảm thấy bối rối, sợ hãi mà bỏ cuộc ngay từ đầu. Thầy hỏi những học sinh đã dũng cảm bởi rằng tại sao các em sớm dừng lại khi bơi ra biển, nhưng khi bơi vào bờ thì các em lại bởi được quãng đường còn dài hơn gấp đôi quãng đường đã bởi ra, khi sức lực cũng đã mệt mỏi. Các học sinh ấp úng nhìn nhau không ai trả lời được lí do của sự việc này. Thầy giáo nhìn các trò đang chăm chú nghe rồi nói tiếp: Như các em vừa trải qua, bờ biển là mục tiêu rõ ràng. Có mục tiêu rõ ràng và không còn đường lùi hay bất cứ sự hỗ trợ nào khác, các em đã dựa vào chính mình và về đích. Còn khi bơi từ trong bờ ra biển mênh mông, không thấy được mục tiêu trước mặt nên các em nhanh chóng rơi vào cảm giác sợ hãi, rồi dần trở nên tuyệt vọng.... Không có mục tiêu, các em sẽ sợ hãi trước mọi thử thách giống như nhóm bạn ngồi trên bờ không tham gia cuộc thi. Nhưng khi có mục tiêu rõ ràng, mọi khó khăn sẽ trở thành chuyện nhỏ. Khi làm việc không có mục tiêu, không rõ được mục đích thì mọi việc dù nhỏ cũng trở thành khó khăn không thể vượt qua.

                                                (Theo Chuyên trang Nhịp sống kinh tế – Báo điện tử Tổ Quốc, ngày 17/8 /2020)

Câu hỏi:

a) Theo em, vì sao khi bơi về, dù rất mệt và phải gấp đôi quãng đường nhưng các bạn học sinh vẫn bơi vào bờ an toàn?

b) Từ câu chuyện trên, em hãy cho biết sự cần thiết và ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân.

Trả lời:

a) Khi bơi về, dù rất mệt và phải bơi gấp đôi quãng đường nhưng các bạn học sinh vẫn bơi vào bờ an toàn, vì: các bạn học sinh đã xác định được mục tiêu rõ ràng, từ đó, các bạn ấy đã phấn đấu, nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu.

b) Xác định mục tiêu cá nhân có ý nghĩa quan trọng:

+ Giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

+ Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và tránh được những thất bại không đáng có.

Khám phá trang 47 GDCD 8: Em hãy sử dụng mô hình SMART trong thông tin để nhận xét cách xác định mục tiêu trong mỗi trường hợp trên.

Trả lời:

* Trường hợp 1:

- Phân tích mục tiêu của bạn Khuê theo mô hình SMART:

+ S (tính cụ thể): Mục tiêu của Khuê rất cụ thể. Bạn mong muốn tiết kiệm được 180.000 đồng trong 3 tháng, tương ứng với việc mỗi tháng tiết kiệm 60.000 đồng (1 tuần tiết kiệm 15.000 đồng).

+ M (tính đo lường được): mục tiêu của Khuê có định lượng rõ ràng, điều này cho phép Khuê theo dõi được tiến trình thực hiện.

+ A (tính khả thi): mục tiêu của Khuê mang tính khả thi. Vì tiết kiệm 15.000 đồng mỗi tuần (tương ứng với việc mỗi ngày trong tuần tiết kiệm khoảng 2.500 đồng) thì hầu hết mọi bạn học sinh đều có thể làm được.

+ R (tính thực tế): mục tiêu tiết kiệm theo từng tuần, từng tháng của Khuê phù hợp với mục tiêu chung là: tiết kiệm 180.000 đồng để mua giày.

+ T (thời hạn cụ thể): Khuê đặt thời hạn hoàn thành mục tiêu trong 3 tháng.

=> Nhận xét chung: qua sự phân tích theo mô hình SMART, có thể thấy, bạn Khuê đã biết cách xác lập mục tiêu cá nhân đúng đắn, phù hợp và khoa học. Chính điều này đã giúp Khuê định hướng hành động và phấn đấu hết mình và đạt được kết quả xứng đáng.

* Trường hợp 2.

- Phân tích mục tiêu của bạn Nga theo mô hình SMART:

+ S (tính cụ thể): Mục tiêu của Nga không cụ thể, không rõ ràng.

+ M (tính đo lường được): mục tiêu của Nga không có định lượng rõ ràng, điều này khiến cho Nga khó theo dõi được tiến trình thực hiện.

+ A (tính khả thi): vì không có định lượng cụ thể, nên không xác định được tính khả thi trong mục tiêu nâng cao thể lực của Nga.

+ R (tính thực tế): việc xác lập mục tiêu cá nhân của Nga thiếu tính thực tế.

+ T (thời hạn cụ thể): Nga không đặt ra thời hạn để hoàn thành mục tiêu.

=> Nhận xét chung: qua sự phân tích theo mô hình SMART, có thể thấy, bạn Nga chưa biết cách xác lập mục tiêu cá nhân, do đó, Nga nhanh chóng cảm thấy áp lực và chán nản với kế hoạch mà bản thân đã đề ra.

Khám phá trang 48 GDCD 8: Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

Trường hợp: Mặc dù có niềm đam mê với môn tiếng Anh nhưng Lan nhận thấy kĩ năng giao tiếp của mình còn chưa tốt. Ba tháng nữa nhà trường sẽ tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài nên cô giáo phân công Lan hùng biện về chủ đề “Học sinh với vấn đề bảo vệ môi trường". Lan đã xác định mục tiêu của mình là cải thiện kĩ năng giao tiếp và hùng biện bằng tiếng Anh. Để đạt được mục tiêu đó, Lan đã lập kế hoạch cụ thể như sau:

+ Mỗi tháng sẽ ghi nhớ và luyện phát âm chính xác được khoảng 150 – 200 từ liên quan đến chủ để hùng biện,

+ Mỗi tuần dành một buổi luyện nói cùng các bạn trong nhóm hùng biện để tăng khả năng giao tiếp và lắng nghe ý kiến góp ý của thầy cô ở trường cho chủ đề hùng biện của mình.

+ Mỗi ngày ghi nhớ 5 – 7 từ liên quan đến chủ đề hùng biện, dành tối thiểu 30 phút để luyện phát âm;

+ Sắp xếp việc học tập, dành sự ưu tiên hàng đầu trong ba tháng tới là luyện các kĩ năng hùng biện tiếng Anh từ những kĩ thuật cơ bản nhất như lên giọng đúng lúc, ngắt nghỉ nhịp nhàng và biểu cảm ngôn ngữ cơ thể; phương tiện hỗ trợ là máy ghi âm để có thể theo dõi sự tiến bộ kĩ năng nói qua mỗi ngày.

Câu hỏi:

a) Em hãy xác định tên các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân ở cột trái với nội dung tương ứng ở cột phải.

b) Em hãy sử dụng các bước lập kế hoạch ở thông tin để nhận xét về cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân của bạn Lan trong trường hợp trên.

Trả lời:

a) Tên các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân ở cột trái ứng với nội dung tương ứng ở cột phải:

- Bước 1 - tương ứng với nội dung C (ở cột phải)

- Bước 2 - tương ứng với nội dung A (ở cột phải)

- Bước 3 - tương ứng với nội dung G (ở cột phải)

- Bước 4 - tương ứng với nội dung B (ở cột phải)

- Bước 5 - tương ứng với nội dung E (ở cột phải)

- Bước 6 - tương ứng với nội dung D (ở cột phải)

b) Nhận xét: Trong trường hợp trên, bạn Lan đã biết cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu một cách đúng đắn, phù hợp với thời gian và khả năng của bản thân.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 48 GDCD 8: Em đã từng thực hiện mục tiêu cá nhân nào chưa? Hãy chia sẻ mục tiêu gần nhất mà em đạt được. Hãy liệt kê một mục tiêu ngắn hạn, một mục tiêu trung hạn và một mục tiêu dài hạn mà em cho rằng quan trọng với bản thân.

- Kế hoạch tập luyện thể thao của bản thân (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn):

+ Mục tiêu ngắn hạn:

Tập luyện thể thao ít nhất 3 lần một tuần trong vòng 1 tháng để cải thiện sức khỏe và tăng cường sự thăng bằng tinh thần.

+ Mục tiêu trung hạn:

Hoàn thành khóa học trực tuyến về kỹ năng mềm trong vòng 6 tháng để nâng cao khả năng làm việc nhóm, giao tiếp và quản lý thời gian.

+ Mục tiêu dài hạn:

Đạt được bằng cử nhân chuyên ngành tài chính trong vòng 4 năm để có thể có được công việc tốt hơn và đáp ứng được mục tiêu tài chính cá nhân.

Luyện tập 2 trang 49 GDCD 8: Em hãy cho biết lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân trong các trường hợp dưới đây:

a. Bạn P đặt mục tiêu tiết kiệm 200 000 đồng trong một năm để mua quà tặng mừng thọ ông bà.

b. Bạn K đặt mục tiêu mỗi ngày dành 30 phút tập thể dục.

c. Bạn S đặt mục tiêu mỗi tuần dành một buổi để sắp xếp lại đồ đạc trong phòng của mình.

d. Bạn T đặt mục tiêu trong năm học này sẽ tiết kiệm được 50 000 đồng để ủng hộ học sinh nghèo từ việc thu gom giấy vụn.

e. Bạn V đặt mục tiêu mỗi ngày dành một giờ để phụ giúp bố mẹ các công việc nhà.

Trả lời:

- Trường hợp a) Lợi ích: việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có định hướng, động lực để thực hiện việc tiết kiệm tiền nhằm mua quà tặng mừng thọ ông bà; giúp P tránh chi tiêu lãng phí vào những khoản không cần thiết.

- Trường hợp b) Lợi ích: việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn K có định hướng, động lực để thực hiện việc tập thể dục, nâng cao sức khỏe của bản thân.

- Trường hợp c) Lợi ích: việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có định hướng, động lực để thực hiện việc: sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc trong phòng.

- Trường hợp d) Lợi ích: việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn T có định hướng, động lực để thực hiện việc: thu gom giấy vụn, tiết kiệm tiền để ủng hộ các bạn học sinh nghèo; đồng thời, giúp T tránh chi tiêu lãng phí vào những khoản không cần thiết.

- Trường hợp e) Lợi ích: việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn V có định hướng, động lực để thực hiện việc: giúp đỡ bố mẹ; đồng thời, giúp V tránh sử dụng thời gian rảnh rỗi vào những việc làm không cần thiết.

Luyện tập 3 trang 49 GDCD 8: Em đồng tỉnh hay không đồng tỉnh với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Xác định mục tiêu giúp chúng ta có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống

B. Nên xác định nhiều mục tiêu cùng một lúc để có động lực phấn đấu cao hơn.

C. Nên xác định mục tiêu cao hơn khả năng của bản thân để có thêm động lực phấn đấu.

D. Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không thay đổi mục tiêu cá nhân đã đề ra.

Trả lời:

Em dồng tình với ý kiến A, bởi vì xác định mục tiêu có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân mỗi người.

Em không đồng tình với ý kiến B, C, D.

Ý kiến B, chỉ nên xác định một mục tiêu cụ thể rõ ràng trong một khoảng thời gian, thực hiện được mục tiêu này mới đặt ra mục tiêu khác; nếu đặt nhiều mục tiêu cùng lúc sẽ gây ra chồng chéo, nhàm chán và dễ bị bỏ dở.

Ý kiến C, phải xác định mục tiêu phù hợp với bản thân, hoàn cảnh gia đình.

Luyện tập 4 trang 49 GDCD 8: Đầu năm học, P quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. P đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, P thực hiện rất tốt, nhưng sau đó P chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đặt ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. P tự nhủ cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, P ngập trong đống bài mà không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, P có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm.

a) Em hãy nhận xét việc thực hiện mục tiêu của P.

b) Nếu là bạn của P, em sẽ đưa ra lời khuyên cho P như thế nào?

Trả lời:

a) P không thực hiện được mục tiêu mà mình đặt ra chỉ vì chủ quan về khả năng của bản thân mình, dễ dàng bỏ cuộc, dễ chán nản, thiếu quyết tâm và kiên định khi thực hiện mục tiêu đặt ra.

b) Nếu là bạn của P, em sẽ khuyên P:

+ Nên xác lập lại mục tiêu cá nhân, trước hết: mục tiêu ngắn hạn là: hoàn thành tốt kì thi học kì I sắp đến; sau khi hoàn thành được mục tiêu ngắn hạn; P nên tiếp tục đặt ra kế hoạch thực hiện mục tiêu trung hạn là: đạt điểm tổng kết loại Tốt ở cuối học kì 2.

+ Đồng thời với việc đặt mục tiêu và kế hoạch thực hiện; P cần: thay đổi phương pháp học tập và ôn luyện. P nên chú trọng việc ôn luyện kiến thức ngay sau khi học; sử dụng các phương pháp học tập khoa học, như: dùng sơ đồ tư duy; học kiến thức qua Infographic,…

+ Trong quá trình thực hiện mục tiêu, P cần kiên trì, nỗ lực, không nên chủ quan.

Luyện tập 5 trang 49 GDCD 8: Em hãy xác định một mục tiêu cá nhân của bản thân và lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó.

Trả lời:

Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

Một mục: Nâng cao khả năng viết lách và giao tiếp bằng tiếng Anh. 

Để thực hiện mục tiêu này, em sẽ lập kế hoạch như sau:

+ Đặt ra mục tiêu cụ thể: Dành 30 phút mỗi ngày để viết bài và trao đổi bằng tiếng Anh với bạn bè hoặc tham gia các lớp học tiếng Anh trực tuyến.

+ Xác định kế hoạch thực hiện: Tìm kiếm các tài liệu học tập, tài liệu đọc hiểu và viết lách bằng tiếng Anh để tăng khả năng của mình. Đồng thời cũng sẽ tham gia các trò chơi và hoạt động tiếng Anh để rèn luyện khả năng giao tiếp của mình.

+ Đánh giá tiến độ: Theo dõi tiến độ của mình bằng cách đánh giá bài viết và các hoạt động giao tiếp của mình sau mỗi tuần. Ghi lại các lỗi chính tả, ngữ pháp và từ vựng của mình để sửa chữa và cải thiện khả năng viết lách và giao tiếp của mình.

+ Điều chỉnh kế hoạch: Nếu cần thiết, em sẽ điều chỉnh kế hoạch của mình để phù hợp với thực tế và đạt được kết quả tốt nhất.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 49 GDCD 8: Em hãy thực hiện kế hoạch đã đề ra ở bài tập 5.

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện mục tiêu và kế hoạch đã đề ra.

Vận dụng 2 trang 49 GDCD 8: Em hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu cá nhân và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

- Một số câu danh ngôn nói về việc xác định mục tiêu cá nhân:

+ Việc lầm mục tiêu có sức mạnh bởi nó tạo ra sự tập trung. Nó mài sắc giấc mơ. Nó cho ta khả năng để chú trọng vào đúng hành động ta cần để đạt được mọi thứ ta khao khát trong đời (Jim Rohn).

+ Bạn phải biết mình muốn thứ gì thì mới đạt được nó (Gertrude Stein)

+ Nếu bạn đặt mục tiêu và theo đuổi chúng với tất cả lòng quyết tâm, tài năng sẽ đưa bạn tới những nơi khiến bạn phải ngạc nhiên (Les Brown)

+ Mục tiêu là bản đồ dẫn đường và cho bạn thấy điều gì là có thể trong đời (Les Brown)

>>> Xem toàn bộ: Soạn GDCD 8 Cánh Diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi GDCD 8 Cánh Diều Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 01/03/2023 - Cập nhật : 26/03/2024