logo

...của nhà trường là hệ thống các quan niệm, niềm tin, nguyên tắc cơ bản mang tính bền vững của một nhà trường

icon_facebook

Câu hỏi: Điền tiếp vào chỗ trống:

……… của nhà trường là hệ thống các quan niệm, niềm tin, nguyên tắc cơ bản mang tính bền vững của một nhà trường. Những nguyên tắc này là nền tảng, chuẩn mực cho toàn bộ hành vi, các mối quan hệ ứng xử ở nhà trường, do nhà trường thống nhất xây dựng và phát triển thông qua thực tiễn hoạt động giáo dục trong thời gian lâu dài.

A. Văn hóa ứng xử

B. Văn hóa cảnh quan

C. Giá trị cốt lõi  

D. Giá trị văn hóa

Trả lời:

Đáp án đúng: Giá trị cốt lõi  

Giá trị cốt lõi của nhà trường là hệ thống các quan niệm, niềm tin, nguyên tắc cơ bản mang tính bền vững của một nhà trường. Những nguyên tắc này là nền tảng, chuẩn mực cho toàn bộ hành vi, các mối quan hệ ứng xử ở nhà trường, do nhà trường thống nhất xây dựng và phát triển thông qua thực tiễn hoạt động giáo dục trong thời gian lâu dài.

* Những giá trị cốt lõi của chất lượng giáo dục

1. Yêu thương

Yêu thương sẽ là giá trị cốt lõi trong mục tiêu giáo dục và là giá trị biến thành phương tiện để thực thi mục tiêu giáo dục. Yêu thương là cách mà mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường cư xử, hình thành và phát triển trong công tác, trong xây dựng môi trường học tập, là biểu hiện của cộng đồng cha mẹ, các tổ chức xã hội trong nhà trường trong việc hỗ trợ giáo dục con trẻ.

2. Tôn trọng

Việc giữ lại và tuyển dụng những giáo viên tuyệt vời trở nên dễ dàng hơn khi họ có thể kỳ vọng về một môi trường học tập tôn trọng. Không có giáo viên nào thích việc quản lý lớp học. Không thể phủ nhận rằng nó là một phần quan trọng của việc dạy học. Tuy nhiên, họ được gọi là giáo viên, chứ không phải nhân viên quản lý lớp học. Công việc giáo viên trở nên đơn giản hơn nhiều khi họ có thể dành thời gian để giảng dạy hơn là kỷ luật học sinh.

Sự thiếu tôn trọng trong trường học, suy cho cùng, có thể bắt nguồn từ phía gia đình. Thực ra, nhiều bậc cha mẹ không thấu hiểu tầm quan trọng của các giá trị cốt lõi như sự tôn trọng. Vì vậy, giống như nhiều vấn đề trong xã hội ngày nay, nhà trường phải chịu trách nhiệm giảng dạy các nguyên tắc này thông qua chương trình giáo dục nhân cách.

Trường học phải can thiệp và thực hiện các chương trình nhằm nâng cao sự tôn trọng lẫn nhau ngay trong các lớp sơ cấp. Sự tôn trọng – giá trị cốt lõi của trường học – sẽ cải thiện văn hoá của nhà trường và cuối cùng dẫn đến thành công của từng cá nhân trong tập thể khi mà học sinh đã cảm thấy an toàn và thoải mái với môi trường của họ.

3. Trách nhiệm

Có tinh thần, trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất đạo đức và danh dự của bản thân. Không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp. Có sự yêu thương, đối xử công bằng với tất cả các em học sinh. Tôn trọng nhân cách của học sinh, biết đoàn kết, hòa đồng, giúp đỡ đồng nghiệp. Luôn quan tâm, bảo vệ quyền và lợi ích của các em học sinh.

Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Không ngừng tiếp thu, sáng tạo đổi mới phương pháp giảng dạy hay tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương

Thực hiện tốt các nghĩa vụ công dân, tuân thủ theo các quy định của pháp luật và của ngành cũng như các quyết định của Hiệu trưởng. Nhận và thực hiện nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục khác.

Phối hợp với gia đình học sinh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức có liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục tích cực, thân thiện, an toàn và lành mạnh.

5. Hợp tác

Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ.

>>> Tham khảo: 

Trắc nghiệm: Module 6 tiểu học có đáp án

Trắc nghiệm: Sản phẩm cuối khóa Module 6 tiểu học có đáp án

icon-date
Xuất bản : 04/10/2022 - Cập nhật : 04/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads