logo

Các thành tố cơ bản cấu thành văn hóa nhà trường, bao gồm?

Câu hỏi: Các thành tố cơ bản cấu thành văn hóa nhà trường, bao gồm?

Lời giải: 

Các yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình của nhà trường.

* Văn hóa Nhà trường

Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị,chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.

Phát triển văn hóa nhà trường là vấn đề đang được ngành giáo dục quan tâm trong giai đoạn hiện nay khi mà văn hóa học đường tại một số trường học đang có chiều hướng đi xuống. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên tạo nền móng cho sự phát triển nhân cách của mỗi trẻ. Do đó, vấn đề phát triển văn hóa nhà trường càng trở nên cần thiết và quan trọng. 

Văn hoá nhà trường có đầy đủ đặc tính của văn hoá tổ chức song nó có những đặc trưng riêng. Văn hoá nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý... bầu không khí tâm lý. Thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử... được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận.

Các thành tố cơ bản cấu thành văn hóa nhà trường, bao gồm?

* Giải pháp xây dựng văn hóa Nhà trường

Giáo dục và văn hóa là hai thành phần cốt lõi của một trường học, nơi đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, góp phần phát triển toàn diện nhân cách con người, thúc đẩy con người hướng tới chân - thiện - mỹ. Trong trường học, trí dục và đức dục phải được thực hiện song hành. Xây dựng và phát triển văn hóa học đường là một nhiệm vụ không thể thiếu trong nhà trường theo những cải cách cơ bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên tạo nền móng cho sự phát triển nhân cách của mỗi đứa trẻ, trường mầm non là cánh cửa đầu tiên dẫn lối trẻ vào đời. Vấn đề phát triển văn hóa nhà trường đối với bậc học mầm non càng cần thiết và quan trọng.

Bên cạnh đó, xây dựng văn hoá nhà trường sẽ góp phần tích cực trong việc thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đối với giáo viên, xây dựng văn hoá nhà trường tạo ra một không khí thoải mái cho họ trình bày ý tưởng, chia sẻ kiến thức và hình thành kỹ năng mới. Xây dựng văn hoá nhà trường sẽ tạo ra một hình ảnh thân thiện của giáo viên trước trẻ, tạo ra một bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, tạo động lực để giáo viên quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Đối với học sinh, các nhà nghiên cứu cho rằng: Nhà trường văn hoá sẽ tạo ra được môi trường sinh hoạt, học tập, vui chơi có lợi nhất cho trẻ em. Đồng thời tạo ra môi trường thân thiện, tích cực, năng động cho trẻ sinh hoạt, vui chơi, học tập. Khuyến khích trẻ học tập và tìm hiểu, tích cực tham gia các chương trình với cộng đồng, liên tục trải nghiệm và tích cực, chủ động tương tác với giáo viên. Văn hóa nhà trường chấp nhận tất cả sự khác nhau của học sinh, trẻ được thừa nhận, được tôn trọng và thấy mình tự tin, thân thiện giữa các bạn và cô giáo.

>>> Tham khảo: 

Trắc nghiệm: Module 6 tiểu học có đáp án

Trắc nghiệm: Sản phẩm cuối khóa Module 6 tiểu học có đáp án

icon-date
Xuất bản : 04/10/2022 - Cập nhật : 04/10/2022