Các bạn hãy cùng Toploigiai, chứng minh hàm số y = 2x luôn đồng biến trên tập R. Và cách tìm hàm đồng biến, nghịch biến nhé!
a. Định nghĩa hàm số đồng biến, nghịch biến
Cho hàm số y = f(x) xác định trên D.
Khi giá trị của biến x tăng (giảm) trên D mà giá trị của hàm số tương ứng tăng (giảm). ta gọi Hàm số đồng biến trên D.
Khi giá trị của biến x tăng (giảm) trên D mà giá trị của hàm số tương ứng giảm (tăng). ta gọi Hàm số nghịch biến trên D.
Vậy, hàm số được gọi là đồng biến trên D nếu :
Lấy x1, x2 ∈ D sao cho: x1< x2 => f(x1) < f(x2 ) .
Hàm số được gọi là nghịch biến trên D nếu:
Lấy x1, x2 ∈ D sao cho: x1< x2 => f(x1) > f(x2 ) .
b. Cách chứng minh hàm số đồng biến, nghịch biến
Phương pháp:
Bước 1: tìm xác định D.
Bước 2: Lấy x1, x2 ∈ D sao cho: x1 < x2 => x2 – x1> 0.
Bước 3: tính: f(x1) = …; f(x2) = …
Bước 4 : so sánh f(x1) và f(x2). bằng cách xét hiệu : f(x2) – f(x1) = … (hoặc f(x2) : f(x1) = …).
Nếu f(x1) < f(x2) : Hàm số được gọi là đồng biến trên D.
Nếu f(x1) > f(x2) : Hàm số được gọi là nghịch biến trên D.
>>> Tham khảo: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
Bài tập 1: chứng minh rằng : hàm số y = f(x) = x + 1 đồng biến trên R.
Giải.
TXĐ : D = R
Lấy x1, x2 ∈ D : x1 < x2 => x2 – x1 > 0.
tính : f(x1) = x1 + 1
f(x2) = x2 + 1
xét : f(x2) – f(x1) = (x2 + 1) – (x1 + 1) = x2 –x1
ta có : x2 – x1 > 0 => f(x2) – f(x1) > 0
=> f(x1) < f(x2)
Vậy : Hàm số đồng biến trên R.
Bài tập 2: Chứng minh rằng : hàm số y = f(x) = x2 – 5 nghịch biến trên khoảng ( -∞ ; 0) và đồng biến trên khoảng (0; +∞).
Giải.
TXĐ : D = R
Lấy x1, x2 ∈ D : x1 < x2 => x2 – x1 > 0.
tính: f(x1) = x12 – 5
f(x2) = x22 – 5
xét : f(x2) – f(x1) = (x22– 5) – (x12 – 5) = x22– x12 = (x2 – x1 ) (x2 + x1 )
Nếu x1 , x2 ∈ ( -∞ ; 0) thì x2 + x1 < 0
ta lại có : x2 – x1 > 0 => (x2 – x1 ) (x2 + x1 ) < 0 => f(x2) – f(x1) < 0
=> f(x1) > f(x2)
Vậy: Hàm số nghịch biến trên khoảng ( -∞ ; 0).
Nếu x1 , x2 ∈ (0; +∞) thì x2 + x1 > 0
ta lại có : x2 – x1 > 0 => (x2 – x1 ) (x2 + x1 ) > 0 => f(x2) – f(x1) > 0
=> f(x1) < f(x2)
Vậy : Hàm số đồng biến trên khoảng ( 0; +∞).
>>> Tham khảo: Hàm số nào sau đây đồng biến trên R?
TXĐ: D = R
Lấy x1, x2 ∈ D
x1 < x2 => x2 – x1 > 0
Tính:
f(x1) = 2x1
f(x2) = 2x2
Xét: f(x2) - f(x1) = 2x2 - 2x1 = x2 - x1
Ta có: x2 - x1 > 0 => f(x2) - f(x1) > 0 => f(x1) < f(x2)
Vậy, hàm số đồng biến trên R
Câu 1: Cho đồ thị hàm số y = -x3 như hình vẽ. Hàm số y = -x3 nghịch biến trên khoảng:
A. (-1;0)
B. (-∞;0)
C. (0;+∞)
D. (-1;1)
Lời giải
Trên khoảng (0; +∞) đồ thị hàm số đi xuống từ trái sang phải.
Do đó hàm số nghịch biến trên khoảng (0;+∞), Chọn đáp án C.
Câu 2: Tìm m để hàm số y = (-mx + 2)/(2x - m) luôn nghịch biến trên khoảng xác định.
A.-2 < m ≤ 2
B. m < -2 hoặc m > 2
C. -2 < m < 2
D. m ≠ ±2
Lời giải
Tập xác định D = R \ (m/2)
Suy ra m2 - 4 < 0 hay -2 < m < 2. Chọn đáp án C.
Câu 3: Cho đồ thị hàm số có dạng như hình vẽ.
Hàm số đồng biến trên:
A. (0;1)
B. (1;3)
C. (0; 1) ∪ (1; 3)
D. (0;1) và (1;3).
Lời giải
Trên khoảng (0; 1) đồ thị hàm số đi lên từ trái qua phải
Trên khoảng (1; 3) đồ thị hàm số đi lên từ trái qua phải
Đồ thị hàm số bị gián đoạn tại x = 1. Do đó hàm số đồng biến trên từng khoảng (0; 1) và (1; 3)
Câu 4: Hỏi hàm số y= (3x - 1)/(x + 5) đồng biến trên các khoảng nào?
A. (-∞ ; +∞)
B. (-∞; -5)
C. (-5; +∞) ∪ (1; 3)
D. (0; 1) và (1; 3)
Lời giải
Hàm số xác định ∀x ≠ -5
y' xác định ∀x ≠ -5 . Bảng xét dấu y’:
Vậy hàm số đồng biến trên các khoảng (-∞; -5) và (-5; +∞)
Câu 5: Tìm khoảng đồng biến của hàm số y = 2x3 - 9x2 + 12x + 3
A.(-∞; 1) ∪ (2; +∞)
B. (-∞ 1] và [2; +∞)
C. (-∞; 1) và (2; +∞)
D. (1;2)
Lời giải
Ta có
Bảng xét dấu đạo hàm:
Hàm số đồng biến trên các khoảng (-∞; 1) và (2; +∞)
---------------------------------
Như vậy, Toploigiai đã giúp các bạn giải đáp chứng minh hàm số y = 2x luôn đồng biến trên tập R. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn.