logo

Cảm nhận về bài Bảo kính cảnh giới bài số 21 của Nguyễn Trãi 

Nguyễn Trãi được biết đến với vai trò là một nhà thơ nhà văn, ông có rất nhiều tác phẩm hay ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm qua bài viết Cảm nhận về bài Bảo kính cảnh giới bài số 21 của Nguyễn Trãi 


Thơ Bảo kính cảnh giới bài số 21 của Nguyễn Trãi

"Ở bầu thì dáng ắt nên tròn.

 Xấu tốt đều thì rắp khuôn. 

Lân cận nhà giàu no bữa cám

 Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn 

 Chơi cùng bầy dại nên bầy dại

Kết mấy người khôn học nết khôn.

 Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.

 Đen gần mực đỏ gần son".

                                                               (Nguyễn Trãi)


Dàn ý cảm nhận về bài Bảo kính cảnh giới bài số 21 của Nguyễn Trãi 

A. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm

B. Thân bài:

- Tầm quan trọng trong sự cân bằng. Không được đánh gia con người qua vẻ bề ngoài

- Đưa ra lời khuyên về tình cảm giữa người với người, cần phải giữ sự tin tưởng nhau

- Phải biết gắn kết, rèn luyện đức tính để trưởng thành

- Mỗi người có tính cách riêng không nên đánh đồng nhau.

C. Kết bài: 

- Khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ


Cảm nhận về bài Bảo kính cảnh giới bài số 21 của Nguyễn Trãi 

     Nghệ thuật và cuộc sống có mối qua hệ khăng khít, gắn bó. Nghệ thuật luôn xuất phát từ hiện thực cuộc sống, vì cuộc sống mà lên tiếng. Nhưng nếu tác phẩm tự sự xây dựng bức tranh về cuộc sống qua những mâu thuẫn, triết lý nhân sinh, qua hệ thống nhân vật.. thì thơ lại trình bày trực tiếp tâm trạng cảm xúc của con người. Những chi tiết chân thực, sống động được phát hiện từ cuộc đời đã khơi dậy trong lòng thi sĩ những tình cảm sâu sắc, mới mẻ. Như Puskin khẳng định: "Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi." Nhà thơ đã hút "cái nhụy" của cuộc sống để khai sinh những vần thơ thấm tình đời, tình người. Và “Bảo kính cảnh giới” của Nguyễn Trãi là bài thơ như vậy.

     Nhận xét về Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn đánh giá ông là: “Văn thư thảo hịch giỏi hơn hết một thời”. Nguyễn Trãi không chỉ là một người anh hùng của dân tộc, ông còn là một thi nhân, là tác giả của rất nhiều áng văn thiên cổ bất hủ. Với lập luận sắc bén, ngồi bút tài hoa nổi danh trong triều chính, ông còn thể hiện phong cách thoải mái trong những tựa thơ thường ngày. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó có bộ “Quốc âm thi tập” hiện còn 254 bài thơ, được chia nhiều loại, nhiều thể tài khác nhau: Ngôn chí (21 bài), Thuật hứng (25 bài), Bảo kính cảnh giới (61 bài)…Phần lớn các bài thơ trong "Quốc âm thi tập” không có nhan đề. Đây là bài thơ 21 trong “Bảo kính cảnh giới”. Sự nhàn nhã ấy được thể hiện rõ trong Bảo kính cảnh giới, tác phẩm trữ tình tâm đặc hiếm có của ông: 

Ở bầu thì dáng ắt nên tròn

Xấu tốt đều thì rắp khuôn

 Lân cận nhà giàu no bữa cám 

 Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn 

 Chơi cùng bầy dại nên bầy dại

 Kết mấy người khôn học nết khôn

 Ở đấng thấp thì nên đấng thấp

Đen gần mực đỏ gần son.  

Cảm nhận về bài Bảo kính cảnh giới bài số 21 của Nguyễn Trãi 

>>> Tham khảo: Đọc hiểu bài Bảo kính cảnh giới bài 21 và bài 31

     Mở đầu bài thơ tác giả lồng ghép hình ảnh của câu tục ngữ: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”; “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Các câu tục ngữ trên được trích ra từ bài học của những người tiền bối trong cuộc sống, và sử dụng chúng trong thơ ca giúp tác phẩm trở nên sâu sắc, đầy ý nghĩa và tự nhiên hơn. Những bài học đó cũng rất dễ tiếp cận và hiểu được bởi mọi người thông qua các câu tục ngữ. Ngoài ra, việc sử dụng các câu tục ngữ trong thơ cũng tạo nên sắc thái đặc trưng của dân gian trong tác phẩm. 

 Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;

    Kết mấy người khôn học nết khôn. 

      Câu thơ cho chúng ta biết, môi trường xung quanh chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ đến chúng ta. Có những người rất kiên định và không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Dù họ kết bạn với những người không tốt, họ vẫn giữ vững bản lĩnh và không bị tác động xấu. Tuy nhiên, cũng có những người không chịu thích nghi và học hỏi. Ngay cả khi kết bạn với những người khôn ngoan, họ vẫn không học được gì vì chính tính đóng kín và thiếu sáng tạo của họ. Vì thế, hai câu thơ khuyên mọi người cần biết sống hòa đồng và thích nghi với hoàn cảnh, để không bị kẹt lại trong địa vị của mình mà không thể tiến bộ được. Hai câu kết:

Ở đấng thấp thì nên đấng thấp. 
Đen gần mực đỏ gần son. 

     Sự phát triển tính cách và phẩm chất của con người chịu ảnh hưởng rất lớn từ hoàn cảnh xã hội mà họ đang sống. Đây là một nhận định được tác giả đưa ra dựa trên cấu trúc nguyên nhân - kết quả. Tác giả đã có những trải nghiệm và cảm nhận tinh tế về cuộc sống, giúp cho suy nghĩ của ông trở nên sâu sắc, mới mẻ và thẳng thắn hơn. Những suy nghĩ này đã được chắt lọc qua thời gian và được đúc kết thành một quan điểm chính trị xã hội rất sâu sắc, về tầm quan trọng của hoàn cảnh đối với sự phát triển của con người. Một vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình rất thư thái.

    Bằng tài năng sử dụng ngôn từ tài tình, khéo léo của mình, ông để lại nhiều tác phẩm thơ chữ Hán với thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trữ tình, trí tuệ, vừa hào hùng, lãng mạn. Nguyễn Trãi là người tiên phong về phong trào thơ Nôm và để lại những bài thơ giàu trì tuệ, sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm về cuộc đời, được viết bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng, đăng đối một cách cổ điển. Nguyễn Trãi là nhà thơ đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm, ông cũng là người đã sáng tạo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, một hình thức khác với Đường Luật. Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ, trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến.

    Qua bài thơ ông muốn nhắn nhủ rằng thế giới xung quanh ta muôn màu muôn vẻ có đẹp, có xấu… Nhưng hãy luôn giữ vững lập trường, đừng để yếu tố ngoại cảnh nào chi phối. Và đồng thời khi đánh giá một ai đó, không được đánh giá một cách phiến diện, nhìn vẻ bên ngoài, mà phải đi sâu vào trong ngóc ngách của tâm hồn.

                                                                     --------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn mẫu bài Cảm nhận về bài Bảo kính cảnh giới bài số 21 của Nguyễn Trãi  Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn tăng thêm nhiều kiến thức. Chúc các bạn học thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 23/03/2023 - Cập nhật : 05/07/2023