logo

Phân tích Tiếc cảnh bài số 7 của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi được biết đến với vai trò là một nhà thơ nhà văn, ông có rất nhiều tác phẩm hay ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm qua bài viết Phân tích bài “Tiếc cảnh” của Nguyễn Trãi nhé!


Thơ Tiếc cảnh bài số 7 của Nguyễn Trãi

"Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm,

Những lệ xuân qua tuổi tác thêm

Chẳng thấy ngoài hiên tơ liễu rủ

Một phen liễu rủ một phen mềm"

(Nguyễn Trãi)


Dàn ý Phân tích Tiếc cảnh bài số 7 của Nguyễn Trãi 

A. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm

B. Thân bài:

- Tiếc về một thời xuân trẻ tuổi đã qua đi

- Tiếc về những năm tháng thanh xuân đi qua, để lại tác động về sức khỏe

- Những cánh tơ liễu nhẹ lặng, êm đềm

C. Kết bài: 

- Khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ


Phân tích Tiếc cảnh bài số 7 của Nguyễn Trãi 

     “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm” - [Voltaire]. Thơ ca chỉ bật ra khi trong tim người nghệ sĩ đang rung lên những nhịp đập thổn thức, đang ngân lên những điệu ngân của tâm hồn. Chính bởi vậy, mỗi vần thơ dù ngắn gọn nhưng lại có sức truyền tải lớn tới người đọc. Và có những bài thơ đã ra đời cách chúng ta hàng chục năm nhưng tới nay vẫn còn nguyên giá trị. “Tiếc cảnh” của Nguyễn Trãi là một thi phẩm như vậy.

     Có người từng nhận định: “Thơ Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện một tầm vóc tư tưởng mà còn là một tâm hồn nhạy cảm rất giàu chất thơ trước đất nước, con người và thiên nhiên”. Cứ như là biển rì rầm, là gió mênh mang, cứ như chiều về đong đầy trong đôi mắt ưu tư của bao người một niềm xúc cảm, có phải văn học là chốn tìm về của những trái tim rung động, là thứ ánh sáng diệu kì rọi vào sâu thẳm cõi lòng người? Lang thang trong những nẻo đường văn học,  ta bắt gặp cái nhẹ nhàng, giản dị mà thanh cao toát ra từ hồn thơ Nguyễn Trãi – một nhà thơ lớn của dân tộc. Những tác phẩm ông để lại cho đời tựa như đang cựa mình thức giấc, hướng tới chỗ sâu kín, thiết tha và cao đẹp nhất trong tâm hồn người, làm khơi dậy bao nhiêu tình cảm đẹp. Nó xứng đáng là những vì sao rực rỡ nhất trong bầu trời lấp lánh bao vì tinh tú của thi ca dân tộc. Bài thơ “Tiếc cảnh” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thể hiện quan điểm bao đời của con người về tuổi xuân, ai ai cũng chỉ có một thời tuổi trẻ để nuối tiếc:

"Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm,

Những lệ xuân qua tuổi tác thêm

Chẳng thấy ngoài hiên tơ liễu rủ

Một phen liễu rủ một phen mềm"

Phân tích bài Tiếc cảnh của Nguyễn Trãi

>>> Tham khảo: Cảm nhận về tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Thuật hứng 14

      Khi những năm tháng của thanh xuân đang dần trôi qua, thì tác giả lại cảm thấy nuối tiếc. Các từ “tiếc”, “xuân” là ông đang tiếc về một thời xuân trẻ tuổi, đã qua nhưng vẫn con đọng lại trong tâm trí như một ngon đuốc cháy mãi không thôi, một ngọn đuốc nhỏ nhưng không có bất cứ thứ gì có thể dập tắt được. Cuốc sống con người theo một quy luật, đã một đi không trở lại. Nguyễn Trải cảm thấy buồn bã khi thời gián trôi, tuổi xuân qua đi một lúc một nhanh thêm, đồng thời sự lão hóa ngày càng rõ ràng, tác động đến sức khỏe và tâm trí. Năm trăm năm sau Nguyễn Trãi, nhà thơ được mệnh danh là “thi sĩ của tình yêu” – Xuân Diệu, cũng có những vần thơ tiếc tuổi xuân như thế:

 “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

 Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”.

     Những câu thơ tiếp của bài thơ như đang biết buồn cùng với sự tiếc nuối thanh xuân của nhà thơ. “Ngoài hiên”, “tơ liễu” cảnh vật trước mắt chỉ có những cánh tơ liễu nhè nhẹ trên nền đất tĩnh lặng. Khoảnh khắc ấy đem đến cho tác giả một cảm xúc khó tả biết nhường nào. Không chỉ đồng cảm với nỗi lòng của tác giả những cánh liễu còn biểu tình sự thương cho Nguyễn Trãi “liễu rủ”. Những cánh tơ liễu nhẹ nhàng, lặng yên, nối tiếp nhau như muôn trùng nét vẽ của tự nhiên, của bức tranh đem thanh, làm cho con người đắm mình trong cảm giác êm đềm, mềm mại của chúng, mãi không muốn thoát ra. Nguyễn Trãi không muốn đối mặt với hiện thực là tuổi xuân của ông đang ngày càng già đi, mà ông vẫn chưa làm được những mà bản thân mình mong muốn. 

     Từ những lời thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng của tác giả Nguyễn Trãi đã giúp chúng ta thấy được sự tiếu nuối tuổi trẻ của ông thể hiện rõ như thế nào, nhưng nó cũng là nguồn cảm hứng để ông viết nên thơ. Tuy vậy nhưng ông vẫn không quên được tình yêu quê hương đất nước. Qua bài thơ Tiếc cảnh ta lại càng cảm thấy trận trọng từng giây từng phút trong cuộc đời này hơn. Và từ đó mỗi khi đọc thơ xuân Nguyễn Trãi thấy thêm yêu thiên nhiên đất nước mình, trân trọng và mến yêu hơn từng phút giây của cuộc sống. Đó là lý do mỗi khi Tết đến xuân về, những vần thơ xuân của Nguyễn Trãi lại vang lên, ngân nga trong lòng mọi người.

                                                                     --------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn mẫu bài Phân tích bài “Tiếc cảnh” của Nguyễn Trãi. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn tăng thêm nhiều kiến thức. Chúc các bạn học thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 22/03/2023 - Cập nhật : 05/07/2023