logo

Xây dựng văn hóa nhà trường là một quá trình

Câu hỏi: Xây dựng văn hóa nhà trường là một quá trình

A. Hình thành các giá trị mới và bảo lưu, phát huy các giá trị đã có phù hợp. 

B. Hình thành và bảo lưu các giá trị mới

C. Bảo lưu và phát huy các giá trị đã có phù hợp

D. Hình thành các giá trị mới và phát huy các giá trị đã có.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Hình thành các giá trị mới và bảo lưu, phát huy các giá trị đã có phù hợp. 

Xây dựng văn hóa nhà trường là một quá trình hình thành các giá trị mới và bảo lưu, phát huy các giá trị đã có phù hợp. 

* Xây dựng văn hóa nhà trường hướng tới trường học hạnh phúc

Trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo hiện nay, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn, việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu “Trường học hạnh phúc - Thày cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà còn là khát vọng của toàn xã hội. Xây dựng văn hóa nhà trường (VHNT) hướng tới trường học hạnh phúc (THHP) là một nội dung quan trọng, phản ánh quá trình tạo lập, duy trì và lan tỏa các giá trị cốt lõi của mỗi cơ sở giáo dục, hướng tới trường học thân thiện, đem đến sự hài lòng, thỏa mãn và đáp ứng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ cho người học.

Môi trường giáo dục phải xây dựng thật trong lành, văn hóa. Văn hóa thể hiện ở hành động, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của GV và HS. Môi trường xung quanh học đường là ý thức của mọi người khi bỏ rác đúng nơi quy định, không vẽ bậy lên tường, bàn học; không hút thuốc lá trong trường học, không nói tục, chửi thề... Những việc làm tưởng chừng rất nhỏ đó chính là nền tảng hình thành chuẩn mực đạo đức ban đầu của mỗi một con người.

Xây dựng văn hóa nhà trường là một quá trình

Văn hóa học đường chính là văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử của GV và học sinh. GV phải là tấm gương tốt cho học sinh noi theo, phải xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy và trò một cách đúng mực, nghiêm túc, thân mật, giản dị và chân thành. GV phải xác định đúng vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với việc dạy chữ và dạy người, có ý thức trau dồi chuyên môn, làm cho học sinh, sinh viên thấy được cái hay, cái đẹp trong kiến thức được lĩnh hội, truyền cho các em niềm say mê về nghề nghiệp, phát huy tính tích cực, tự giác làm cho các em trân trọng, yêu quý nghề của mình lựa chọn.

Nhà trường phải phát động những phong trào thi đua, văn hóa văn nghệ, thể thao, hoạt động ngoại khóa, … để trong suy nghĩ của HS "Mỗi ngày đến trường là một niềm vui.

Tóm lại, xây dựng văn hóa là một nội dung rất quan trọng của quá trình xây dựng môi trường giáo dục. Nội dung này đã được quy định ở tiêu chí đầu tiên trong tiêu chuẩn 3, điều 6 của Chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên và hiệu trưởng, điều đó thể hiện tầm quan trọng của nó trong việc xây dựng môi trường giáo dục. Muốn thực hiện thành công việc xây môi trường giáo dục nói chung và văn hóa nhà trường nói riêng, mỗi cơ sở giáo dục không những phải xây dựng hệ giá trị cho mình, hoàn thiện bộ nội quy, quy tắc ứng xử trong trường học mà còn cần phải cụ thể hóa các tiêu chuẩn, tiêu chí theo chức danh nghề nghiệp, thường xuyên tổng kết, trao đổi kinh nghiệm thì sự nghiệp xây dựng môi trường giáo dục và xây dựng văn hóa nhà trường mới đạt được kết quả như mong muốn.

>>> Tham khảo: 

Trắc nghiệm: Module 6 tiểu học có đáp án

Trắc nghiệm: Sản phẩm cuối khóa Module 6 tiểu học có đáp án

icon-date
Xuất bản : 04/10/2022 - Cập nhật : 04/10/2022