logo

Với bộ ba đoạn thẳng có số đo sau đây, bộ ba nào không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Với bộ ba đoạn thẳng có số đo sau đây, bộ ba nào không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác?” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy thêm kiến thức bộ môn Toán 7.

Trắc nghiệm: Với bộ ba đoạn thẳng có số đo sau đây, bộ ba nào không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác? 

A. 2cm, 4cm, 6cm

В. Зст, 4cт, 5cm

C. 6cm, 9cm, 12cm

D. 5cm, 8cm, 10cm

Trả lời

Đáp án đúng: A. 2cm, 4cm, 6cm

Bộ ba không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác là 2cm, 4cm, 6cm

Giải thích: 

Ta có:  

A. 5 < 3 + 4
Nên bộ ba số 3cm; 4cm; 5cm có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác 
B. 6 = 2 + 4
Nên bộ ba số 2cm; 4cm; 6cm không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác 
C. 12 < 6 + 9
Nên bộ ba số 6cm; 9cm; 12cm có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác 
D. 10 < 5 + 8
Nên bộ ba số 5cm; 8cm; 10cm có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác 


Kiến thức tham khảo về Hình tam giác


1. Hình tam giác là gì?

Tam giác hay hình tam giác là một loại hình cơ bản trong hình học: hình hai chiều phẳng có ba đỉnh là ba điểm không thẳng hàng và ba cạnh là ba đoạn thẳng nối các đỉnh với nhau. Tam giác là đa giác có số cạnh ít nhất (3 cạnh). Tam giác luôn luôn là một đa giác đơn và luôn là một đa giác lồi (các góc trong luôn nhỏ hơn 180°). Một tam giác có các cạnh AB, BC và AC.


2. Các trường hợp đặc biệt của tam giác

- Tam giác cân: là tam giác có hai cạnh bằng nhau.

- Tam giác đều: là tam giác có ba cạnh bằng nhau.

- Tam giác vuông: là tam giác có một góc vuông.

- Tam giác vuông cân: là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau.

Với bộ ba đoạn thẳng có số đo sau đây, bộ ba nào không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác?

3. Các đường đồng quy của tam giác

a. Đường cao

Đường cao của một tam giác là đoạn thẳng kẻ từ một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó. Vì thế, mỗi tam giác chỉ có ba đường cao. Khi ba đường cao của một tam giác đồng quy tại một điểm, điểm này được gọi là trực tâm của tam giác.

Với bộ ba đoạn thẳng có số đo sau đây, bộ ba nào không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác? (ảnh 2)

b. Đường trung tuyến

Đường trung tuyến của một tam giác là đoạn thẳng kẻ từ một đỉnh đến trung điểm của cạnh đối diện. Suy ra, mỗi tam giác chỉ có ba đường trung tuyến. Khi ba đường trung tuyến của một tam giác đồng quy tại một điểm, điểm này được gọi là trọng tâm của tam giác.

Khoảng cách từ trọng tâm đến cạnh của tam giác bằng 2/3 độ dài các đường trung tuyến. Đường trung tuyến của tam giác chia tam giác thành hai phần có diện tích bằng nhau.

Với bộ ba đoạn thẳng có số đo sau đây, bộ ba nào không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác? (ảnh 3)

c. Đường trung trực 

Trong một tam giác, đường trung trực của một cạnh gọi là một đường trung trực của tam giác đó.

Mỗi tam giác có ba đường trung trực. Ba đường trung trực của tam giác cùng đi qua một điểm, Giao điểm của ba đường trung trực trong tam giác cách đều ba đỉnh của tam giác và là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó

Với bộ ba đoạn thẳng có số đo sau đây, bộ ba nào không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác? (ảnh 4)


d. Đường phân giác

Đường phân giác trong tam giác là đường thẳng chia một góc của tam giác đó thành hai góc bằng nhau. Bên cạnh đó chúng ta còn biết được khái niệm ba đường phân giác của một tam giác. Trong một tam giác có 3 đường phân giác và chúng đồng quy với nhau tại 1 điểm. Điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó và được gọi là tâm đường tròn nội tiếp tam giác.

Với bộ ba đoạn thẳng có số đo sau đây, bộ ba nào không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác? (ảnh 5)

4. Tam giác đồng dạng

- Hai tam giác được gọi là đồng dạng với nhau khi và chỉ khi chúng thỏa mãn một trong các trường hợp sau:

+ Trường hợp 1: Hai tam giác có ba cặp cạnh tương ứng tỉ lệ với nhau thì đồng dạng. (cạnh-cạnh-cạnh).

+ Trường hợp 2: Hai tam giác có hai cặp góc tương ứng bằng nhau thì đồng dạng. (góc-góc).

+ Trường hợp 3: Hai tam giác có hai cặp cạnh tương ứng tỉ lệ với góc xen giữa hai cặp cạnh ấy bằng nhau thì đồng dạng. (cạnh-góc-cạnh).

+ Trường hợp 4: Hai tam giác bằng nhau thì đồng dạng.

Với bộ ba đoạn thẳng có số đo sau đây, bộ ba nào không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác? (ảnh 6)

- Tính chất của tam giác đồng dạng: Từ hai tam giác đồng dạng suy ra được:

+ Tỉ số hai đường phân giác, hai đường cao, hai đường trung tuyến, hai bán kính nội tiếp và ngoại tiếp, hai chu vi tương ứng của hai tam giác đồng dạng bằng tỉ số đồng dạng.

+ Tỉ số diện tích hai tam giác đồng dạng thì bằng bình phương tỉ số đồng dạng.


5. Các công thức tính chu vi, diện tích tam giác thường

Với bộ ba đoạn thẳng có số đo sau đây, bộ ba nào không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác? (ảnh 7)

- Công thức tính chu vi: Hình tam giác thường có chu vi bằng tổng độ dài 3 cạnh. Chính vì thế chúng ta có thể áp dụng công thức sau :

P = a + b + c

Trong đó:

- P: Chu vi tam giác.

- a, b, c: là kích thước 3 cạnh của tam giác thường

- Công thức tính diện tích: Để tính diện tích tam giác thường các bạn có thể sử dụng các công thức sau:

Với bộ ba đoạn thẳng có số đo sau đây, bộ ba nào không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác? (ảnh 8)
icon-date
Xuất bản : 12/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022