Tác phẩm: Sự tích Hồ Gươm (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
: Thời giặc Minh đô hộ, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn được Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần giết giặc. Người đánh cá Lê Thận ba lần kéo lưới đều được một lưỡi gươm. Ít lâu sau, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng thấy cây gươm nạm ngọc, tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Nhờ có gươm thần, nghĩa quân đánh thắng quân xâm lược. Một năm sau, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Dàn ý phân tích bài Sự tích Hồ Gươm
: I. Mở bài
- Giới thiệu về thể loại truyền thuyết (khái niệm truyền thuyết, khái quát đặc trưng thể loại truyền thuyết…)
- Giới thiệu về truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” (tóm tắt văn bản, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần? | Câu 1 trang 42 Ngữ Văn 6
: Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:
+ Giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam ta, chung làm điều bạo ngược, tàn bạo với dân chúng
+ Nghĩa quân Lam Sơn làm điều nhân nghĩa, diệt quân bạo tàn là nhà Minh. Nhưng do nước đang trong buổi đầu xây dựng và nghĩa quân còn rất non yếu, đã nhiều lần bị thua.
Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn | Câu 3 trang 42 Ngữ Văn 6
: Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:
+ Khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên, thanh gươm cùng Lê Lợi tung hoành khắp trận địa. Bởi nghĩa quân mang theo gươm là mang có sức mạnh của trời đất, các vị vương thần. Sự tổng hợp sức mạnh của cả trời đất và nghĩa quân, nhân dân khiến cho khí giặc giảm, bạt vía. Gươm thần tạo ra sức mạnh thống nhất và niềm tin vào sự đoàn kết cộng đồng trong đấu tranh ngoại xâm
Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào? | Câu 4 trang 42 Ngữ Văn 6
: Long Quân đòi gươm khi đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi và ở kinh đô Thăng Long. Như vậy, khi vận nước ngàn cân treo sợi tóc, thần linh, tổ tiên trao gươm báu cho con cháu giữ gìn giang sơn, bờ cõi, nay đất nước độc lập, bắt đầu giai đoạn xây dựng trong hòa bình thì gươm báu – hùng khí của tổ tiên lại trở về cõi thiêng liêng.
Thảo luận: ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm | Câu 5 trang 42 Ngữ Văn 6
: Ý nghĩa truyện Sự tích hồ Gươm:
- Ca ngợi tính chính nghĩa, tính chất nhân dân
- Niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa
- Lý giải tên gọi của hồ Gươm và truyền thống chuộng hòa bình của nhân dân ta.