logo

Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc? | Bài 2 trang 43 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm (soạn 2 cách)

Bài 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?

Soạn cách 1

Tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận được cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc :

     + Muốn kháng Minh thì nhân dân, vua tôi tất cả cùng đồng lòng mới tạo ra sức mạnh vô địch đánh đuổi kẻ thù.

     + Cuộc khởi nghĩa phải trải qua một quá trình gian khổ

     + Lê Lợi hiểu được sứ mạng của người “cầm chuôi” và sức mạnh sắc bén của “lưỡi gươm” nhân dân.

Soạn cách 2

Tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc vì lưỡi gươm từ nước, chuôi từ đất, chuôi và lưỡi kết hợp thể hiện sức mạnh trên non dưới biển
--> muốn chiến thắng phải có sức mạnh đoàn kết mọi miền, nhân dân một lòng. Biểu tượng cho sứ mạng của Lê Lợi là đằng chuôi và sức mạnh đằng lưỡi của nhân dân.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021