logo

Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm

Thời đấy nước ta bị giặc Minh đô hộ, làm bao điều tàn ác, bạo ngược nhằm chiếm đóng, cướp nước ta. Tại Lam Sơn, Vua Lê Lợi đứng đầu dựng cờ khởi nghĩa cùng toàn quân ra sức đấu tranh bảo vệ nước nhà, giành lại bờ cõi. Ban đầu đội quân tuy còn non yếu, lực lượng mỏng nên nhiều lần thất bại, thấy thế Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm đánh giặc, đến ngày hòa bình lặp lại Đức Long Quân sai Rùa lấy về.

Tóm tắt sự tích Hồ Gươm | Văn mẫu 6 hay nhất (ảnh 1)


Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm - Bài mẫu 1

Nước ta thời đấy luôn nằm trong mưu đồ tàn ác của giặc Minh, chúng luôn muốn thâu tóm, đặt ách đô hộ nước Nam của ta. Trước tình cảnh nước nhà lâm nguy, Lê Lợi đứng đầu dẫn dắt nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy khởi nghĩa.

Ở Thanh Hóa lúc đó lúc đó có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thuận. Trong một lần thả lưới đánh bắt thì anh đã nhặt một lưỡi gươm nên anh đã đem về trưng trong nhà. Anh chàng về sau cũng xin gia nhập vào đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Trong lần tới nhà Thận thì tướng Lê Lợi đã nhìn thấy dòng chữ “Thuận Thiên” sáng bừng khắc trên lưỡi gươm nhưng không ai biết đó là báu vật nên rồi mọi người cũng cho qua. Lê Lợi trong lần bị giặt đuổi, lúc đó bỗng nhìn thấy lóe lên ánh sáng nơi ngọn cây đa. Lê Lợi liền nghĩ ngay đó chính là cái chuôi gươm nạm ngọc của lưỡi gươm hôm trước nhìn thấy ở nhà Thận.

Nghĩa quân Lam Sơn từ ngày đó về sau luôn trong khí thế hừng hực, sức mạnh ngày một tăng lên khiến lũ giặt khiếp sợ. Có thanh gươm trong tay, Lê Lợi tung hoành mọi trận địa khiến quân Minh bạt vía. Chính nhờ chiếc gươm thần mà đoàn quân đã quyết liệt đánh trả bọn giặc, mở đường cho ta xông pha trên mọi mặt trận cho đến khi không còn một bóng quân thù nào trên đất Việt. Quân Minh chết như rạ, khiếp sợ trở về nước.

Đánh đuổi giặc Minh giành lại hòa bình, an yên cho nước nhà, sau một năm Lê Lợi giờ là một vị thiên tử dạo quanh hồ Tả Vọng cưỡi thuyền rồng trước kinh thành. Chiếc thuyền của vua Lê Lợi đang di chuyển ra giữa mặt hồ thì một con rùa lớn nhô đầu lên, tiến về sát vua nói: “Bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân”. Nhận thấy lưỡi gươm vua đang đeo bên mình động đậy, hiểu ý nhà vua liền thò tay rút gươm ra khỏi bao, chốc lát thì thanh gươm đã rời khỏi tay nhà vua đến phía rùa vàng. Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống, thế nhưng vệt sáng le lói vẫn còn trên mặt nước hồ xanh. Cái tên Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm cũng từ ngày đó đã được ra đời.


Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm - Bài mẫu 2

Thời giặc Minh đô hộ, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn được Long Quân cho mượn gươm thần giết giặc.

Người đánh cá Lê Thận ba lần kéo lưới đều vớt được một lưỡi gươm. Ít lâu sau, Lê Lợi bị giặc truy đuổi, chạy vào rừng thấy chuôi gươm nạm ngọc, tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in, biết đó là gươm thần. Nhờ thanh gươm thần, nghĩa quân đã đánh tan quân xâm lược.

Một hôm, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Lê Lợi bèn trả lại gươm, Từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.


Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm - Bài mẫu 3

Xưa, vào thời giặc Minh sang xâm lược nước ta, ở Thanh Hóa, có người đánh cá tên là Lê Thận, trong một lần đánh cá ba lần quăng lưới thì cả ba lần kéo được thanh gươm, ông liên mang nó về để trong nhà. Thanh gươm đã rực sáng lên khi Lê Lợi đến thăm, đặc biệt trong lần Lê Lợi bị giặc truy đuổi rồi lạc vào rừng bỗng phát hiện ra ánh sáng kỳ lạ của thanh gươm nạm ngọc vừa với thanh gươm của Lê Thận có. Khi đó, Lê Thận đã dâng thanh gươm đó cho Lê Lợi đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. Một năm sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo chơi hồ Tả Vọng thấy xuất hiện Rùa Vàng đòi gươm. Từ đó, hồ này có tên là hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm.


Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm - Bài mẫu 4

Đất nước ta lúc mà có giặc Minh đô hộ, giặc Minh cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến cho dân chúng rơi vào cảnh lầm than.

Lúc bấy giờ thì Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng thực sự lúc ban đầu thế yếu hơn so với giặc và thất bại là điều khó tránh. Thế rồi chính Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi được mượn thanh gươm thần để giết giặc mang lại thái bình cho đất nước ta.

Trong bối cảnh lúc bấy giờ thì một người đánh cá tên là Lê Thận thật lạ thay đã ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt. Thận cứ thả xuống sông và kéo lên vẫn là thanh sắt này. Thấy lạ thì Thận nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Thế rồi ít lâu sau đó thì Lê Lợi bị giặc đuổi, ông đã chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, lúc đó ông lại đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Thế rồi ngay từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược khiến cho quân Minh lúc đó phải rút lui.

Một năm sau khi thắng giặc, đất nước ta lại được hưởng cuộc sống thái bình và cũng thật ấm no. Lúc đó thì Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng thì Long Quân mới sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Và cũng chính từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm. Câu chuyện Sự tích hồ Gươm được ra đời từ đó.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021