Chào mừng các em đến với phần trắc nghiệm đúng sai trả lời ngắn Địa lí 12 Bài 17: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Đây là bài kiểm tra kiến thức cơ bản về tổ chức lãnh thổ công nghiệp của Việt Nam. Thông qua hình thức câu hỏi Đúng/Sai và Trả lời ngắn, các em sẽ có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, nhận biết thông tin chính xác và trình bày ngắn gọn, súc tích.
Hãy thử sức với các câu hỏi dưới đây để củng cố kiến thức và nắm vững các đặc điểm địa lí quan trọng của nước ta!
Câu 1: Khu công nghiệp trong đó doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp, được gọi là:
A. Khu chế xuất.
B. Khu công nghiệp hỗ trợ.
C. Khu công nghiệp xanh.
D. Khu công nghiệp sinh thái.
Câu 2: Loại hình trong khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp là:
A. Khu chế xuất.
B. Khu công nghệ cao.
C. Khu công nghiệp không khói.
D. Khu công nghiệp sinh thái.
Câu 3: Khu chế xuất ở nước ta tập trung chủ yếu ở:
A. Hà Nội.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Đồng Nai.
D. Hải Phòng.
Câu 4: Hiện nay, Chính phủ đang quy hoạch các khu công nghệ cao ở:
A. Yên Bái, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Dương.
B. Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương.
C. Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Long An.
D. Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Phước, Bến Tre.
Câu 5: Các trung tâm công nghiệp rất lớn ở nước ta gồm:
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng.
B. Bắc Giang, Dung Quất, Cần Thơ.
C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh.
D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc.
Câu 6: Đến năm 2021, cả nước có bao nhiêu khu công nghiệp?
A. 528
B. 257
C. 397
D. 291
Câu 7: Đến năm 2021, cả nước có bao nhiêu khu công nghiệp đang hoạt động?
A. 528
B. 257
C. 397
D. 291
Câu 8: Các khu công nghiệp ở nước ta phân bố như thế nào?
A. Không đồng đều.
B. Đồng đều.
C. Tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
D. Tập trung ở vùng Đông Nam Bộ.
Câu 9: Các khu công nghiệp ở nước ta tập trung nhiều nhất ở đâu?
A. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
D. Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
Câu 10: Định hướng phát triển các khu công nghiệp ở nước ta như thế nào?
A. Khai thác tốt tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi địa phương.
B. Phát triển công nghệ thông tin – truyền thông, phần mềm tin học.
C. Giảm tiêu hao năng lượng, hạn chết phát thải nhà kính.
D. Ứng dụng công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ môi trường vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp.
Câu 11: Khu công nghệ cao là gì?
A. Hình thức tổ chức sản xuất trong công nghiệp được tiến hành với trình độ kĩ thuật cao để sản xuất ra các loại hàng hóa phù hợp với yêu cầu của thị trường.
B. Vùng tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường.
C. Nơi sản xuất các sản phẩm công nghiệp có độ chuyên môn hóa cao, có phạm vi rộng lớn, dựa trên các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, kĩ thuật cũng như các thế mạnh khác của địa phương.
D. Nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
Câu 12: Khu công nghệ cao có vai trò gì?
A. Thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.
B. Thu hút nguồn lao động sẵn có tại địa phương.
C. Chú trọng trách nhiệm xã hội và được quản lí theo mô hình Chính phủ số.
D. Khai thác tốt nhất các điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Câu 13: Đến năm 2021, nước ta có bao nhiêu khu công nghệ cao đang hoạt động?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Câu 14: Tính đến năm 2021, các khu công nghệ cao đang hoạt động ở nước ta bao gồm:
A. Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
B. Khu công nghệ nghệ cao Tân Tạo (Thành phố Hồ Chí Minh), Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai, Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội).
C. Khu công nghệ cao Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
D. Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ cao Becamex (Bình Phước), Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội).
Câu 15: Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) được thành lập năm nào, với diện tích bao nhiêu ha?
A. Năm 2010, diện tích 1 128,4 ha.
B. Năm 2002, diện tích 913, 2 ha.
C. Năm 2016, diện tích 207, 8 ha.
D. Năm 1998, diện tích 1 586, 0 ha.
Câu 16: Sản phẩm/hướng phát triển chính của Khu công nghiệp cao Hòa Lạc (Hà Nội) là gì?
A. Công nghệ thông tin – truyền thông, phần mềm tin học.
B. Điện thoại thông minh 5G, thiết bị mạng 5G, ra-đa cảnh giới biển ứng dụng dụng công nghệ 4G, 5G.
C. Năng lượng mới – vật liệu mới – công nghệ nano.
D. Nghiên cứu, ươm tạo phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
Câu 17: Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm nào, với diện tích bao nhiêu ha?
A. Năm 2011, diện tích 1 094,4 ha.
B. Năm 2002, diện tích 913,2 ha.
C. Năm 2012, diện tích 709,7 ha.
D. Năm 1999, diện tích 2 054,2ha.
Câu 18: Sản phẩm/hướng phát triển chính của Khu công nghiệp cao Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
A. Vi điện tử - công nghệ thông tin – viễn thông.
B. Dụng cụ cắt gọt công nghệ cao trong công nghiệp hàng không.
C. Cơ khí chính xác – tự động hóa.
D. Công nghệ phục vụ dầu hóa.
Câu 1: Cho thông tin sau:
Hiện nay ở nước ta, khu công nghiệp có nhiều loại hình. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
a. Các loại hình khác của khu công nghiệp là khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái…
b. Khu công nghiệp có vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngânn sách.
c. Sự phát triển các khu công nghiệp góp phần phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước.
d. Khu chế xuất là một loại hình của khu công nghiệp, chuyên sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu.
ĐÁP ÁN
a) – Đúng.
b) – Đúng.
c) – Đúng.
d) – Đúng.
Câu 2. Cho biểu đồ:
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018, https://www.gso.gov.vn)
a) Công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng chậm chuyển biến.
b) Vải và giày, dép đều tăng liên tục qua các năm.
c) Tình hình sản xuất vải và giày, dép không ổn định.
d) Giày, dép có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn vải.
ĐÁP ÁN:
a) – Sai.
b) – Đúng.
c) – Sai.
d) – Sai.
Cho bảng số liệu sau:
Số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt tiêu chuẩn xử lí chất thải rắn và nước thải ở nước ta, giai đoạn 2015 – 2022.
( Đơn vị: khu)
Năm | 2015 | 2020 | 2021 | 2022 |
KCN, KCX | 253 | 255 | 264 | 266 |
Câu 1: Từ năm 2015 đến 2022, số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất nước ta tăng lên bao nhiêu lần?(làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)
Đáp án: 1,1
Câu 2: Từ năm 2015 đến 2022, số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất nước ta tăng lên bao nhiêu khu? ?(làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)
Đáp án: 13
Câu 3: So với năm 2015, tốc độ tăng trưởng lượng khu công nghiệp, khu chế xuất nước ta năm 2022 đạt bao nhiêu %? (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)
Đáp án: 105,1
Cho bàng số liệu sau:
Số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động phân theo vùng ở nước ta năm 2022.
Vùng | TDMNBB | ĐBSH | BTB và DHNTB | Tây Nguyên | ĐNB | ĐBSCL |
KCN, KCX | 22 | 72 | 50 | 7 | 100 | 42 |
Câu 4: Vùng Đông Nam Bộ chiếm bao nhiêu % tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất nước ta? (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)
Đáp án: 34,1
Câu 5: Vùng Tây Nguyên chiếm bao nhiêu % tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất nước ta? (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)
Đáp án: 2,4
Câu 6: Năm 2022, cả nước có tất cả bao nhiêu khu công nghiệp, khu chễ xuất đã đi vào hoạt động?
Đáp án: 293