Tổng hợp 20 câu Trắc nghiệm ĐÚNG SAI Hóa 12 Bài 5: Tinh bột và Cellulose có đáp án chi tiết bám sát chương trình học Sách mới năm học 2024-2025
Câu 1. Tinh bột và cellulose
A. có CTPT và CTCT giống nhau.
B. đều cho phản ứng thủy phân.
C. đều tan được trong nước nóng.
D. Tinh bột và cellulose là hai chất đồng phân của nhau
B. đúng
Câu 2. Cellulose
A. là thành phần chính của bông nõn.
B. thủy phân sẽ thu được glucose.
C. được dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, sản xuất vải sợi, sản xuất giấy.
D. tan được trong nước.
A. đúng
C. đúng
Câu 3. Tinh bột
A. được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
B. không bị thủy phân.
C. Thuộc loại monosaccharide.
D. gồm amylose và amylopectin.
A. đúng
D. đúng
Câu 4. Tinh bột và cellulose
A. đều là polysaccharide
B. đều phản ứng với iodine
C. không bị thủy phân.
D. phản ứng với dung dịch AgNO3
A. đúng
Câu 5. Tinh bột và cellulose
A. Không phân nhánh.
B. đều là chất rắn, màu trắng.
C. tạo bởi nhiều đơn vị β-glucose liên kết với nhau.
D. cho phản ứng màu biuret.
B. đúng
Câu 6. Cellulose
A. có phản ứng với nitric acid, phản ứng với nước Schweizer.
B. có phản ứng với iodine.
C. có phản ứng thủy phân.
D. phân nhánh.
A. đúng
C. đúng
Câu 7. Amylose
A. tạo bởi nhiều đơn vị α-glucose, nối với nhau qua liên kết α-l,4-glycoside.
B. không phân nhánh.
C. phân nhánh.
D. có trong thành phần của tinh bột.
A. đúng
B. đúng
D. đúng
Câu 8. Điểm giống nhau giữa tinh bột và cellulose là
A. Đều là thành phần chính của gạo, ngô, khoai
B. Đều là polime thiên nhiên
C. đều tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
D. Đều không phân nhánh
B. đúng
C. đúng
Câu 9. amylopectin
A. tạo bởi nhiều đơn vị β -glucose, nối với nhau qua liên kết β -l,4-glycoside.
B. không phân nhánh.
C. phân nhánh.
D. có trong thành phần của tinh bột.
C. đúng
D. đúng
Câu 10. Từ 16,20 tấn cellulose người ta sản xuất được m tấn cellulose trinitrate
A. nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì giá trị của m là 23,76
B. nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì giá trị của m là 26,73
C. giá trị của m là16,2
D. giá trị của m là 29,7
A. đúng
B. đúng
D. đúng
Câu 1. Hạt ngô và lõi ngô, bộ phận nào chứa nhiều tinh bột? Bộ phận nào chứa nhiều cellulose?
Đáp án: - Hạt ngô chứa nhiều tinh bột.
- Lõi ngô chứa nhiều cellulose.
- Tinh bột là chất rắn màu trắng, hầu như không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nóng tạo thành hồ tinh bột. Tinh bột có nhiều trong các loại hạt (gạo, ngô, đậu, củ (khoai, sắn, ...), quả (chuối xanh,...).
- Cellulose là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường. Cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật.
Câu 2. Cho 6 carbohydrate sau: glucose, fructose, maltose, saccharose, tinh bột và cellulose. Có bao nhiêu carbohydrate đã cho thuộc nhóm polysaccharide?
Đáp án: 2
- Carbohydrate đã cho thuộc nhóm polysaccharide là tinh bột và cellulose.
Câu 3. Xôi (cơm nếp) với cơm tẻ thì cái nào dẻo và dính hơn?
Đáp án: Xôi (cơm nếp) thì dẻo và dính hơn cơm tẻ.
- Khi gặp nước nóng, amylopectin trương lên tạo thành hồ, tạo nên tính dẻo của hạt tinh bột. Xôi hoặc cơm nếp chứa nhiều amylopectin hơn cơm tẻ, do đó xôi hoặc cơm nếp thì dẻo và dính hơn cơm tẻ.
Câu 4. Nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào mặt cắt của quả chuối xanh thấy xuất hiện màu gì?
Đáp án: Màu xanh tím
- Nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào mặt cắt của quả chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím vì chuối xanh chứa tinh bột, phân tử tinh bột hấp phụ iodine tạo ra màu xanh tím.
Câu 5. Khi nhỏ dung dịch sulfuric acid đặc vào sợi bông hay giấy thì sợi bông hay giấy sẽ có hiện tượng gì?
Đáp án: Bị hóa đen
- Khi để rớt sulfuric acid đặc vào quần áo bằng vải sợi bông (có thành phần là cellulose), chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay là do sulfuric acid đặc có tính háo nước và làm cellulose bị than hóa.
Câu 6. Trong khoai lang, hạt ngô chứa nhiều chất nào?
Đáp án: Tinh bột
- Trong khoai lang, hạt ngô chứa nhiều tinh bột.
Câu 7. Công thức phân tử của tinh bột và cellulose là gì?
Đáp án: (C6H10O5)n
- CTPT của tinh bột và cellulose là (C6H10O5)n nhưng n của chúng khác nhau.
Câu 8. Tinh bột và cellulose có là đồng phân với nhau không?
Đáp án: Không
- Cả hai đều có CTPT (C6H10O5)n nhưng do n của chúng khác nhau, cấu trúc khác nhau nên tinh bột và cellulose không là đồng phân của nhau.
Câu 9. Phương pháp nghiên cứu hóa học thường bao gồm mấy bước?
Đáp án: [C6H7O2(OH)3]n
- CTCT của cellulose là [C6H7O2(OH)3]n vì trong phân tử cellulose, mỗi mắc xích C6H10O5 có 3 nhóm OH.
Câu 10. Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ người ta có thể dùng hóa chất gì?
Đáp án: Dung dịch iodine
- Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ người ta dùng iodine. Vì tinh bột hấp phụ iodine tạo ra màu xanh tím còn xenlulozơ thì không.